Điểm chuyển quân tập kết ra Bắc ở Bình Định được xếp hạng di tích quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 -1955).

Ngày 16.5, UBND tỉnh Bình Định cho biết, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (1954 -1955), thuộc P.Hải Cảng (TP.Quy Nhơn, Bình Định).

Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc tại TP.Quy Nhơn, Bình Định
Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc tại TP.Quy Nhơn, Bình Định

Theo tài liệu, sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954), tại bàn đàm phán, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21.7.1954), thực dân Pháp buộc phải chấp nhận đình chiến, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Lúc này, đất nước ta tạm thời chia 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, 2 bên thống nhất thời gian 300 ngày (từ ngày 22.7.1954 - 17.5.1955) để chuyển quân tập kết 2 miền Bắc và Nam.

Tại khu vực Bình Định, có 300 ngày để tập kết quân của Liên khu 5 ra Bắc. Từ năm 1954 - 1955, Đảng bộ và nhân dân Bình Định đã hoàn thành kỹ lưỡng mọi công tác hậu cần, chuẩn bị và chuyển thành công hơn 10.700 cán bộ, bộ đội cùng các lực lượng đi tập kết, đồng bào hồi hương ra Bắc, trên những chuyến tàu rời cảng Quy Nhơn.

Chiều 16.5, tại di tích lịch sử cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc (ở đường Xuân Diệu, P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn), UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ dâng hoa kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc (16.5.1955 - 16.5.2025).

Theo Hải Phong (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

Thì thầm từ gốm Yang Tao

Thì thầm từ gốm Yang Tao

Nhờ may mắn làm cái nghề viết lách nên tôi từng có dịp đến nhiều trung tâm gốm của cả nước. Nghề gốm mỗi nơi mỗi kiểu, sản phẩm đơn giản có, tinh xảo có; quy trình tạo tác thủ công lẫn công nghiệp hóa vài ba công đoạn cũng có.

null