Thì thầm từ gốm Yang Tao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ may mắn làm cái nghề viết lách nên tôi từng có dịp đến nhiều trung tâm gốm của cả nước. Nghề gốm mỗi nơi mỗi kiểu, sản phẩm đơn giản có, tinh xảo có; quy trình tạo tác thủ công lẫn công nghiệp hóa vài ba công đoạn cũng có.

Mỗi nơi đều cho tôi những ấn tượng khác nhau. Nhưng khi đến buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk (Đắk Lắk), lần đầu thấy những người phụ nữ M’nông Rlăm làm gốm tôi mới giật mình. Có lẽ, đây là cách làm gốm nguyên thủy nhất mà tôi từng chứng kiến, và qua đó đã hiện ra vẻ đẹp thực sự của cái nghề được xếp vào cổ sơ nhất của loài người.

Tôi không muốn nói nhiều về nguyên liệu hay cách thức làm gốm của người M’nông Rlăm. Bởi Yang Tao ở cuối nguồn con sông Mẹ - sông Krông Ana phía Đông Bắc, trước khi hợp lưu cùng sông Cha - sông Krông Nô thành dòng Sêrêpốk hùng vĩ đổ ngược về phía Tây. Nơi đây đất đai khá trù phú nhưng quan trọng là dọc sâu các bãi bồi luôn có các vỉa đất sét dẻo mịn.

Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để các amí dùng làm gốm. Đất sét được các amí đem về dùng chày giã cho đến khi các thớ đất trộn đều, kết dính vào nhau.

Tiếp đến, khối đất sét sau khi giã được kéo đều thành từng sợi thuôn dài như sợi chão, đường kính to nhỏ tùy theo sản phẩm định làm. Những sợi chão đất đó sẽ được cuộn hoặc xếp lại từ thấp lên cao theo hình dạng sản phẩm. Tiếp nữa, không dùng đến bàn xoay, các amí chỉ dùng tay hoặc mảnh vải ướt đi vòng quanh, vừa đi vừa miết để tạo hình, miết đều mặt ngoài, mặt trong cho đến khi sản phẩm định hình thì đem phơi.

1g.jpg
Làm gốm ở Yang Tao. Ảnh: Nguyễn Gia

Đến đây coi như xương gốm đã hoàn thành, tùy vào thời tiết, phơi đến khi sản phẩm se lại vừa đủ thì vẽ họa tiết rồi sau đó đem nung. Muốn tạo màu cho sản phẩm, các amí chỉ tạo thêm màu khói đen bằng tro mịn đốt ra từ vỏ trấu. Gốm ở Yang Tao nung lộ thiên bằng củi hoặc rơm rạ, chỉ tầm 1 - 2 giờ là sản phẩm ra lò. Chỉ thế thôi nhưng với tôi, sản phẩm gốm Yang Tao có sức hấp dẫn kỳ lạ. Và quy trình làm gốm Yang Tao cứ như thôi miên người xem vào một trải nghiệm khó cắt nghĩa.

Nhiều sách vở nói rằng nghề gốm xuất hiện đầu tiên khoảng hơn 7.000 năm trước Công nguyên, khởi phát từ vùng Trung Đông. Về sau, người Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở châu Á cũng biết làm gốm. Nghề gốm và sản phẩm gốm thịnh hành lan rộng sang cả châu Âu. Giới khảo cổ cũng cho biết, sản phẩm gốm dạng sơ khai nhất khai quật ở vùng Trung Đông có dấu vết của những chiếc nan. Rồi khi nghề gốm phát triển, sản phẩm gốm như ngày nay đã có hàng nghìn quy trình, bí quyết khác nhau để tạo hình, tạo màu, tạo độ bền.

Từ dòng gốm nguyên thủy này, tôi nghiệm ra nghệ thuật nhiều khi chẳng cần cao siêu, chuyên chú. Hãy nhìn các amí khi vẽ họa tiết trên xương gốm, họ dùng cành cây vót nhọn để khắc chạm các đường kỷ hà hoặc motif hoa văn đơn giản. Nếu cần hình tròn họ dùng đồng xu hoặc vòng đeo tay. Tôi đã từng nhìn thấy và thán phục khi có amí dùng vỏ sò, chiếc muỗng... để tạo hoa văn. Nghĩa là bất cứ vật dụng nào có dạng hình học cần dùng là dùng, không câu nệ. Theo tôi, đấy là nghệ thuật đã đạt đến độ tối giản. Tối giản trong đời sống chỉ bằng hai màu, nâu nhạt của gốm và màu khói đen của tro trấu, nhưng lại ẩn chứa một ý niệm nghệ thuật dân gian đặc sắc.

2g.jpg
Nghệ nhân làng gốm Yang Tao. Ảnh: Hữu Hùng

Nhiều nhà Tây Nguyên học còn cho rằng, tuy gốm Yang Tao đơn giản nhưng nó là nơi cất giấu những bí ẩn của dòng chảy văn hóa thời quá vãng. Trong một giai đoạn lịch sử xa xưa, gốm Yang Tao từng được các thương nhân, chủ nhân của dòng gốm này đưa đi giao lưu, mua bán nhiều nơi trên đất Tây Nguyên, thậm chí về tận duyên hải miền Trung.

Gốm Yang Tao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục Di sản văn hóa quốc gia phi vật thể vào tháng 12/2024. Mới đây, tháng 3/2025, tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk có hoạt động trình diễn nghề làm gốm cổ Yang Tao với nhiều nghệ nhân tham gia, được du khách gần xa trầm trồ tán thưởng. Dù vậy, có thể thấy, như nhiều nghề thủ công truyền thống khác, gốm Yang Tao đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

3g.jpg
Công đoạn vẽ họa tiết trên gốm. Ảnh: Hữu Hùng

Dòng gốm Yang Tao của người M’nông Rlăm quả là đang khó nhọc vươn ra thị trường, nhưng tôi nghĩ đó cũng chỉ là một gấp gãy trong đời sống ngày càng thực dụng. Nói vậy là bởi tôi đã đi và chứng kiến nhiều làng nghề gốm như Thanh Hà (Quảng Nam), Bàu Trúc (Ninh Thuận)… đã và đang hồi sinh, thậm chí ăn nên làm ra. Tất nhiên mọi việc nhờ vào chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp, các ngành liên quan và quan trọng là sự tâm huyết của những nghệ nhân giữ lửa nghề. Vì lẽ đó, tôi hy vọng lắng nghe được lời thì thầm từ gốm Yang Tao, rằng một ngày không xa sẽ lại được công chúng biết đến, tìm đến và yêu mến một dòng sản phẩm hiện thân cho vùng đất đỏ bazan trên cao nguyên này.

Theo Phạm Xuân Hùng (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null