Bảo tàng: Gìn giữ bản sắc, kết nối cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hệ thống bảo tàng TP.HCM giữ gìn di sản, thúc đẩy cộng đồng, du lịch và phát triển đô thị bền vững qua hoạt động đa dạng và sáng tạo.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh vai trò gìn giữ bản sắc, truyền thống, đồng thời quảng bá lịch sử - văn hóa ra thế giới, hệ thống bảo tàng TPHCM cần phát huy vai trò lưu giữ và “làm sống lại” di sản văn hóa, kết nối giữa di sản - cộng đồng - du lịch - đô thị, tạo không gian sống nhân văn, thân thiện, góp phần phát triển đô thị bền vững.

Ngay từ khi ra đời hệ thống bảo tàng đã có vai trò đặc biệt: bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bằng công tác lưu giữ và bảo quản hiện vật, gìn giữ giá trị di sản một cách có hệ thống và khoa học; nghiên cứu và phục dựng lại lịch sử, đời sống và văn hóa qua các giai đoạn khác nhau; thông qua trưng bày và hoạt động giáo dục, bảo tàng giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản văn hóa, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Chính vì thế, từ năm 1977, ngày 18-5 hàng năm đã được chọn là Ngày Quốc tế Bảo tàng.

Trong quá trình hiện đại hóa, hệ thống bảo tàng còn là một không gian văn hóa công cộng, giúp kết nối cộng đồng và nâng cao chất lượng sống của đô thị. Bảo tàng kết hợp với các nhóm cộng đồng để thu thập hiện vật gắn liền những ký ức đô thị và câu chuyện di sản, tổ chức sự kiện về chính những di sản vật thể và phi vật thể mà cộng đồng lưu giữ hay sở hữu… giúp người dân nâng cao ý thức về di sản đô thị, từ đó gắn bó và tự hào với đô thị. Đặc biệt là bảo tàng gắn với di tích hoặc khu di sản đô thị có thể trở thành điểm nhấn trong không gian đô thị, thúc đẩy phát triển đô thị song song với bảo tồn và khai thác hợp lý di sản đô thị.

TPHCM - một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam - đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển hiện nay: đô thị hóa quá nhanh làm mất mát di sản văn hóa, áp lực môi trường và giãn cách văn hóa giữa các thế hệ... Trong bối cảnh đó, hệ thống bảo tàng trở nên quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc, kết nối cộng đồng, và hướng đến phát triển đô thị bền vững.

TPHCM có hệ thống di sản đô thị phản ánh lịch sử từ thời tiền sử đến thời kỳ cách mạng, hiện diện bằng nhiều loại hình kiến trúc, công trình có giá trị cao. Tuy nhiên, không ít công trình, địa điểm có giá trị đang bị thay thế bằng các cao ốc, hoặc xuống cấp do công tác bảo tồn chưa hiệu quả. Các bảo tàng ở thành phố có thể trở thành trung tâm “kể chuyện đô thị” thông qua chủ đề, nội dung trưng bày của mình, giúp người dân hiểu được quá trình hình thành và phát triển của thành phố qua từng thời kỳ. Nhưng, dù có thể được tăng cường bằng các phương tiện hiện đại, thì nếu các bảo tàng vẫn giữ quan niệm cũ, xem đây chỉ là nơi lưu trữ và trưng bày các sưu tập hiện vật, bảo tàng vẫn sẽ chỉ là không gian “đóng kín”.

Để có thể thực sự mở rộng, trở thành nơi gắn kết cộng đồng trong đô thị, hệ thống bảo tàng có thể tăng cường các hoạt động đa dạng như giáo dục, sinh hoạt cộng đồng, kể chuyện lịch sử... Ngoài ra, việc xây dựng những “bảo tàng mini” của cộng đồng hay tư nhân tại những khu dân cư cũ, khu đô thị mới, khu tái định cư sẽ giúp người dân gắn bó với lịch sử địa phương, lịch sử cộng đồng, hạn chế tình trạng “mất kết nối” giữa các thế hệ. Điều này còn tăng tính kết nối giữa bảo tàng của nhà nước với bảo tàng cộng đồng, tăng tính bền vững văn hóa cho đô thị.

TPHCM là trung tâm du lịch lớn nhất nước. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch văn hóa chưa phong phú, chưa tạo ra chuỗi giá trị bền vững. Các bảo tàng có thể kết hợp với các công ty du lịch tạo ra hoặc phục dựng không gian di sản như chợ truyền thống, phố cổ, kênh rạch... để phát triển tour du lịch ký ức đô thị.

Điển hình như dự án tuyến du lịch: Bảo tàng Lịch sử - Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Dinh Độc Lập - Bảo tàng thành phố - chợ Bến Thành. Với những hoạt động như vậy, bảo tàng còn là nguồn lực quan trọng cho công nghiệp văn hóa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh vai trò gìn giữ bản sắc, truyền thống, đồng thời quảng bá lịch sử - văn hóa ra thế giới, hệ thống bảo tàng TPHCM cần phát huy vai trò lưu giữ và “làm sống lại” di sản văn hóa, kết nối giữa di sản - cộng đồng - du lịch - đô thị, tạo không gian sống nhân văn, thân thiện, góp phần phát triển đô thị bền vững.

Theo TS Nguyễn Thị Hậu (Tổng Thư ký Hội Sử học TPHCM/Nguồn SGGOP)

Có thể bạn quan tâm

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

Bịt lỗ hổng dữ liệu cá nhân

'Người dân đang rất bức xúc với cuộc gọi rác. Tại sao các đối tượng lừa đảo vi phạm pháp luật biết rõ số điện thoại, đọc rõ chúng ta chưa nộp tiền điện, số hợp đồng điện, đọc rõ cả số căn cước công dân. Bài toán là lộ lọt từ đâu?'.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.