Phát lộ mộ cổ gần 5.000 năm tuổi tại Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngôi mộ mới phát lộ được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của một thầy tế cấp cao trong triều đại Pharaoh thứ 5, cách đây khoảng 4.400 năm.
 Ai Cập phát lộ thêm mộ cổ gần 5.000 năm tuổi. (Ảnh: dailyherald.com)
Ai Cập phát lộ thêm mộ cổ gần 5.000 năm tuổi. (Ảnh: dailyherald.com)
Ngày 15/12, giới chức Ai Cập thông báo, các nhà khảo cổ học nước này đã phát hiện 1 ngôi mộ cổ, được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của một thầy tế cấp cao trong triều đại Pharaoh thứ 5, cách đây khoảng 4.400 năm.
Bộ trưởng Bộ Khảo cổ Khaled al-Anani cho biết, ngôi mộ cổ năm ở Saqqara, gần Thủ đô Cairo, cũng là nơi có Kim tự tháp bậc thang nổi tiếng. Theo ông, ngôi mộ cổ còn nguyên vẹn và bên trong có 24 bức tượng với các kích cỡ và màu sắc khác nhau.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy nhân vật được chôn trong ngôi mộ này là thầy tế Wahtye – người có ngôi vị cao nhất phục vụ trong triều đại Neferirkare. Trang trí bên trong mộ là hình ảnh mô phỏng những thầy tế trung thành với Wahtye, vợ, mẹ và các thành viên khác trong gia đình ông. 
Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập - Mostafa Waziri cho biết thêm, những phần còn lại những họa tiết chạm khắc tại 4 góc ngôi mộ. Bên trong chứa rất nhiều những cổ vật. “Chúng ta sẽ còn tìm thấy nhiều cổ vật ở khu vực này, có thể là những ngôi mộ cổ hoặc những hòm quách khác”, vị này nói.
Tháng 11 vừa qua, Ai Cập cũng đã công bố nhiều phát hiện mới của các nhà khảo cổ học nước này trong quá trình khai quật tại khu vực thuộc quần thể Kim tự tháp vua Userkaf ở Saqqara, cách Thủ đô Cairo khoảng 30 km về phía Nam.
Qua quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện thấy 3 ngôi mộ thuộc giai đoạn các năm 1550 – 1070 trước công nguyên (từ Vương triều thứ 18 cho đến Vương triều thứ 20) cùng với 4 ngôi mộ cổ khác thuộc thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Vũ Anh Tuấn/VOV1
Theo Reuters/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.