Ba Vì có 10 di tích được xếp hạng cấp thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2618/QĐ-UBND về việc xếp hạng 21 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, trong đó, huyện Ba Vì có 10 di tích.

Theo đó, UBND TP. Hà Nội xếp hạng 21 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố. Cụ thể, Đình Tân Tiến (Hà Đông), chùa Cảnh Linh (Hà Đông), đình Đông Lao (Hoài Đức), chùa Sen Trì (Thạch Thất), đình Giáp Ba (Phú Xuyên), chùa Khả Liễu (Phú Xuyên), chùa Thuận An (Ba Vì), đình Vân Hồng (Ba Vì)…

Huyện Ba Vì chiếm số lượng nhiều nhất trong đợt xếp hạng lần này với 10 di tích gồm: Di tích lịch sử văn hóa đình Quang Ngọc, xã Vạn Thắng; di tích lịch sử văn hóa chùa Thuận An (An Sơn tự), xã Thái Hòa; di tích lịch sử văn hóa chùa Yên Thịnh (Thiên Phúc tự), xã Sơn Đà; di tích lịch sử văn hóa chùa Bùi (Phúc Bùi tự), xã Chu Minh; di tích lịch sử văn hóa chùa Mẫu (Linh Châu tự), xã Chu Minh; di tích lịch sử văn hóa chùa Đồng Phú (Thanh Tâm tự), xã Phú Đông; di tích lịch sử văn hóa đình Phú Nghĩa, xã Phú Đông; di tích lịch sử văn hóa đình Vân Hồng, thị trấn Tây Đằng; di tích lịch sử văn hóa đình Phú Mỹ, thị trấn Tây Đằng; di tích lịch sử văn hóa chùa Phú Mỹ, thị trấn Tây Đằng.

xep-hang-3.jpg
Bức phù điêu-bình phong độc đáo tại đình Sen Trì (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất). Ảnh: giaoducthoidai.vn

Các huyện ngoại thành khác như Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai cũng góp mặt nhiều di tích dòng họ, đình làng, chùa cổ gắn liền với tiến trình định cư lâu đời của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

UBND các quận, huyện nơi có di tích được xếp hạng có trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích; tổ chức lập, triển khai hồ sơ cắm mốc giới bảo vệ di tích theo đúng quy định. Đồng thời, UBND các xã, phường, thị trấn có di tích chịu trách nhiệm thành lập Ban quản lý di tích, tổ chức bảo vệ hiện trạng, không gian, hiện vật gốc của di tích và quản lý nguồn thu từ hoạt động di tích theo đúng quy chế hiện hành.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến đầu năm 2025, toàn thành phố có hơn 5.900 di tích, trong đó gần 2.400 di tích đã được xếp hạng các cấp, gồm hơn 1.800 di tích cấp thành phố và hơn 1.100 di tích cấp quốc gia, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt.

UBND thành phố cũng yêu cầu nghiêm cấm các hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu sử dụng đất, xây dựng trong khu vực này phải được sự chấp thuận của UBND thành phố.

Việc xếp hạng các di tích lần này góp phần hiện thực hóa Quy hoạch bảo tồn di tích giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của TP. Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

null