Phát hiện xác tàu ngầm 'gần như nguyên vẹn' của Pháp ở Tunisia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Selim Baccar, Giám đốc câu lạc bộ Ras Adar cho biết đây là chiếc tàu ngầm thứ ba được tìm thấy ở Tunisia, nhưng là chiếc đầu tiên từ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Hình ảnh tàu ngầm của Pháp được phát hiện. (Nguồn: AFP)
Hình ảnh tàu ngầm của Pháp được phát hiện. (Nguồn: AFP)


Ngày 8/10, các thợ lặn Tunisia đã phát hiện một xác tàu ngầm của Pháp ở ngoài khơi Cap Bon, thuộc vùng biển phía Đông Bắc quốc gia Bắc Phi này. Tàu ngầm này đã bị một tàu ngầm Đức đánh chìm vào năm 1917.

Các thợ lặn thuộc câu lạc bộ Ras Adar đã tìm thấy xác tàu khi đang khám phá các địa điểm lặn mới ở khu vực Cap Bon. Xác tàu gần như nguyên vẹn, được tảo biển bao phủ. Các cửa sập, kính tiềm vọng của tàu hiện là nơi sinh sống của cá và các loài giáp xác.

Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia, câu lạc bộ lặn đã xác định tàu ngầm trên là Ariane, đóng tại Bizerte - một cảng của Pháp ở phía Bắc Tunisia trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Ông Selim Baccar, Giám đốc câu lạc bộ Ras Adar cho biết đây là chiếc tàu ngầm thứ 3 được tìm thấy ở Tunisia, nhưng là chiếc đầu tiên từ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các tàu ngầm của Đức đã tàn phá bờ biển Tunisia, nhằm cắt đứt tiếp viện từ các thuộc địa của Pháp cho quân đồng minh.

Khoảng 80.000 người Tunisia đã được huy động để chiến đấu hoặc làm việc trong các nhà máy của Pháp trong cuộc chiến tranh này.

Theo AGASM - một hiệp hội khai thác các tàu ngầm cũ của Pháp, tàu Ariane bị trúng ngư lôi khi vẫn còn nổi trên mặt nước và chỉ có 8/29 thủy thủ đoàn có thể được cứu sống.

Theo Đô đốc Dominique Salles, Chủ tịch của AGASM, việc tìm thấy xác tàu ngầm, đặc biệt từ Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, là rất hiếm vì khó có thể xác định chính xác địa điểm chúng bị chìm.

Theo Bách khoa toàn thư về tàu ngầm của Pháp, các tàu ngầm của nước này ban đầu rất thiếu tiện nghi, chỉ có thể lặn được vài giờ mỗi lần cho các cuộc tấn công và với độ sâu không đáng kể.

Theo Quang Trường (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.