Phát hiện kho báu khổng lồ hàng tỷ USD trong xác tàu đắm ở đáy biển Caribbean

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu đã rất vui mừng khi một tàu ngầm robot phát hiện ra xác một chiếc tàu đắm chứa cả một kho báu khổng lồ trị giá tới 17 tỷ USD dưới đáy biển Caribbean, theo Express.

Con tàu đắm là một thuyền buồn của Hải quân Tây Ban Nha chứa đầy vàng, bạc, châu báu.
Con tàu đắm là một thuyền buồn của Hải quân Tây Ban Nha chứa đầy vàng, bạc, châu báu.



Con tàu đắm 310 tuổi này là một thuyền buồm của Hải quân Tây Ban Nha, được gọi là San Jose và bị tàu chiến Anh đánh chìm trong trận chiến ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia, vào năm 1708. Khi bị chìm, con tàu chở đầy vàng, bạc và ngọc lục bảo trị giá tới 17 tỷ USD.

Cụ thể, vào tháng 11/2015, Jeff Kaeli, một kỹ sư nghiên cứu của Viện Hải dương học Woods Hole xác nhận ông đã tìm thấy xác con tàu đắm chứa kho báu kếch xù ở đáy biển Caribbean. Đại bác bằng đồng khắc biểu tượng cá heo - một dấu hiệu để nhận biết xuất xứ của nó - đã được phát hiện nhờ robot tàu ngầm Remus 6000.


 

 Bình gốm, tách trà cổ cũng được phát hiện trong các
Bình gốm, tách trà cổ cũng được phát hiện trong các



Remus 6000, được vận hành bởi Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts, Mỹ đã tìm thấy con tàu nằm sâu dưới biển, cách mặt biển khoảng 600m.

Vị trí chính xác của con tàu đắm đã được giữ bí mật sau khi giá trị kho báu bên trong nó được xác nhận.

Chiếc tàu ngầm đã quét đáy biển bằng cách sử dụng sonar tầm xa sau đó quay lại và chụp ảnh bất kỳ vật thể nào có vẻ bất thường.

Nhóm các nhà nghiên cứu của Woods Hole cũng tìm thấy những đồ tạo tác như tách trà và bình gốm.

Ông Kaeli chia sẻ thêm: "Mọi người đều tập trung vào khía cạnh kho báu, nhưng phần lớn nó là một kho báu về văn hóa. Nó là 1 phần của lịch sử và chứa đựng nhiều câu chuyện hấp dẫn".

Kể từ khi phát hiện ra xác con tàu đắm, tranh cãi đã nảy sinh giữa Colombia và Tây Ban Nha khi cả 2 nước đều tuyên bố là chủ sở hữu hợp pháp của kho báu.

Nhưng các nhà nghiên cứu tại Woods Hole nói rằng họ là những nhà thám hiểm, không phải thợ săn kho báu và không liên quan gì đến tranh chấp quyền sở hữu con tàu.

Cho đến tận bây giờ, toàn bộ kho báu bên trong con tàu đắm vẫn còn ở dưới đáy biển, chưa được trục vớt.

 

https://danviet.vn/phat-hien-kho-bau-khong-lo-hang-ty-usd-trong-xac-tau-dam-o-day-bien-caribbean-20200714141804999.htm
 

Theo Minh Nhật (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.