Phát hiện 'lá chắn' chống virus Ebola trong tế bào người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Cell ngày 13/12, các nhà khoa học tại Mỹ vừa phát hiện một protein của người có khả năng giúp ngăn chặn virus Ebola.
Nhân viên y tế làm việc tại khu vực cách ly dành cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại bệnh viện ở Bundibugyo, phía tây Uganda ngày 17/8/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhân viên y tế làm việc tại khu vực cách ly dành cho bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại bệnh viện ở Bundibugyo, phía tây Uganda ngày 17/8/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhóm nhà khoa học từ 4 trường Đại học Northwestern, Georgia, California, San Francisco (UCSF) và Viện nghiên cứu Gladstone đã sử dụng phương pháp đo phổ khối, một kỹ thuật xác định các thuộc tính cụ thể trong một mẫu thử dựa trên khối lượng, nhằm nghiên cứu các mối tương tác giữa protein ở người và protein của virus Ebola.
Qua đó, nhận thấy bằng chứng rõ ràng về mối tương tác giữa protein VP30 của virus Ebola với protein RBBP6 ở người.
Các phân tích sâu hơn về cấu trúc và điện toán đã thu hẹp mối tương tác này xuống thành một chuỗi peptit nhỏ dài 23 axit amin. Chỉ riêng nhóm nhỏ axít amin này đã có thể làm gián đoạn chu kỳ sống của virus Ebola.
Đồng tác giả công trình nghiên cứu, giáo sư thỉnh giảng Judd Hultquist tại Đại học Northwestern nhấn mạnh nếu đưa chuỗi peptit trên vào các tế bào của người, có thể ngăn chặn được tình trạng lây nhiễm virus Ebola.
Ngược lại, khi loại bỏ protein RBBP6 ra khỏi các tế bào ở người, chủng virus này sẽ nhân lên với tốc độ nhanh hơn.
Sau phát hiện mới lần này, nhóm nhà khoa học kỳ vọng sẽ sớm nghiên cứu và điều chế được một dạng thuốc phân tử có thể "bắt chước" protein RBBP6, giúp tăng khả năng điều trị và ứng phó với các đợt dịch Ebola.
Theo TTXVN/VIETNAM+

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.