Phát hiện cấu trúc “kho thiêng” tại di tích An Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 24-5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện Khoa học-Xã hội (KHXH) vùng Nam Bộ tổ chức hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo cổ di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đợt II.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Cục Di sản, Viện KHXH vùng Nam Bộ cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh-Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ báo cáo kết quả khai quật di tích An Phú. Trong đó, phát hiện quan trọng nhất trong cuộc khai quật đợt II là cấu trúc kho thiêng (hố thiêng) hình chữ Vạn, cho thấy di tích này là một ngôi đền thờ Phật giáo.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Kho thiêng với phần trung tâm nằm trong khung hình tròn và tạo dựng bằng các viên gạch xếp thành hình chữ Vạn. Cấu trúc này lần đầu tiên được biết đến ở di tích An Phú (tỉnh Gia Lai) và trên địa bàn Tây Nguyên; đồng thời cũng là duy nhất được biết đến hiện nay khi đặt trong bối cảnh chung và so sánh với loại hình di tích kiến trúc tôn giáo thuộc các nền văn hóa cổ ở miền Trung Việt Nam (văn hóa Champa), Nam Bộ (văn hóa Óc Eo) và khu vực Đông Nam Á.

Cấu trúc trung tâm hố thiêng di tích An Phú. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Cấu trúc trung tâm hố thiêng di tích An Phú. Ảnh: Nguyễn Xuân Toản

Các nhà nghiên cứu đánh giá, đây là phát hiện rất quan trọng, cung cấp nhiều thông tin mới giúp ích cho việc nhận diện đặc trưng tôn giáo, tính chất của di tích, vấn đề niên đại và quan hệ của nó với các di tích kiến trúc đồng dạng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung Việt Nam, Đông Nam Á và Ấn Độ.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh-Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ báo cáo kết quả khai quật di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh-Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khảo cổ báo cáo kết quả khai quật di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bên trong kho thiêng tìm thấy bộ hiện vật là đồ ký cúng, gồm nhóm hiện vật bằng kim loại vàng (bình kamandalu, hoa sen, các lá vàng có khắc ký tự cổ), trang sức bằng đá quý, thủy tinh...Đây là những vật ký cúng được đặt vào cấu trúc kho thiêng với mục đích dâng cúng cho vị thần được thờ phụng tại di tích này.

Một số hiện vật tìm thấy tại di tích An Phú được giới thiệu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Một số hiện vật tìm thấy tại di tích An Phú được giới thiệu tại hội nghị. Ảnh: Hoàng Ngọc

Di tích An Phú nằm cách trung tâm TP. Pleiku 7km về phía Đông, được biết đến từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX bởi các học giả người Pháp. Quá trình phát hiện, nghiên cứu di tích khái quát qua 2 giai đoạn: trước 1975 và từ sau 1975 đến nay. Năm 2023, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm khảo cổ học tiếp tục thăm dò, khai quật khảo cổ tại 4 hố thăm dò và 1 hố khai quật với tổng diện tích trên 235m2.

Các đại biểu tham quan khu vực phát hiện kho thiêng (hố thiêng) tại di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các đại biểu tham quan khu vực phát hiện kho thiêng (hố thiêng) tại di tích An Phú. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cùng với những phát hiện mới từ cuộc khai quật đợt II tại di tích An Phú cung cấp thêm nhiều tư liệu quan trọng, gợi ý cho một khung niên đại xây dựng sớm hơn đối với di tích An Phú từ khoảng thế kỷ IX-X và được sử dụng kéo dài đến thế kỷ XII-XIII.

Kết quả khai quật kết hợp với tài liệu mô tả về di tích được người Pháp công bố vào đầu thế kỷ XX cho phép đủ căn cứ để tái dựng một cách tương đối mặt bằng tổng thể của di tích, qua đó nhận diện được diện mạo và tiếp tục nghiên cứu so sánh với các di tích đồng dạng, đồng đại tại miền Trung, Tây Nguyên và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Ngày hội trường

Ngày hội trường

(GLO)- Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi chia tay mái trường thân yêu. Có rất nhiều thứ đã thay đổi nhưng tình yêu mà tôi dành cho bạn bè, thầy cô vẫn còn mãi. Để rồi hôm nay, nghe tiếng chuông điện thoại reo nhắc nhau về kế hoạch ngày hội trường, lòng tôi lại bồi hồi, xao xuyến, náo nức mong đợi.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Chủ tịch nước Tô Lâm: Báo chí phải có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, người làm báo cần kiên định lý tưởng, giá trị cao đẹp của nghề báo, tuân thủ nguyên tắc, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái sai, bảo vệ cái đúng, cái tốt, luôn hết lòng, hết sức vì sự nghiệp chung.
Mưa trên mái lá

Mưa trên mái lá

Mấy trận mưa đầu mùa sấm chớp đì đùng, rồi đến những ngày mưa dầm mưa dề, tía má bắt đầu tính chuyện cấy hái. Nhà nông sống với ruộng vườn, mùa mưa bắt đầu đủ thứ công chuyện trong nhà, ngoài đồng, từ đám mạ non đến ngày lúa chín vàng đồng là bao nhiêu ngày đủ mưa đủ nắng, đủ công người chăm chút.
Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Ngọt ngào lời ru

Ngọt ngào lời ru

(GLO)- Tiếng võng kẽo kẹt đều đều cùng với những lời hát ru êm ái, ngọt ngào khi thì của mẹ, của bà, lúc thì của chị dần đưa bé vào giấc ngủ êm đềm. Hình ảnh ấy thật đẹp, ăn sâu vào trong tâm trí trẻ thơ và trở thành một phần ký ức của mỗi người.