Phá vỡ lệnh ngừng bắn, thêm một thị trấn giáp biên giới của Myanmar bị quân nổi dậy chiếm đóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Ngày 15/1, Reuters cho biết nhóm vũ trang sắc tộc Đội quân dân tộc Arakan (AA) tại bang Rakhine, phía tây Myanmar tối 14/1 tuyên bố nắm quyền kiểm soát thị trấn giáp biên giới giữa Myanmar, Ấn Độ và Bangladesh.
Lán trại của một nhóm nổi dậy ở khu vực biên giới Myanmar và Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Lán trại của một nhóm nổi dậy ở khu vực biên giới Myanmar và Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn của AA cho biết lực lượng này đã chiếm thị trấn cảng Paletwa trên sông Kaladan- một điểm giao thương quan trọng giữa Myanmar và các nước lân cận.

Đây là tổn thất mới nhất của chính quyền quân sự đang nắm quyền tại Myanmar, trong bối cảnh nhiều nhóm vũ trang đang nổi lên tại một số vùng trong nước, tiếp nối chuỗi tổn thất lớn của chính quyền quân sự ở nhiều khu vực của đất nước, gần đầy là thất thủ ở thị trấn Laukkai bang Shan thuộc miền bắc, nơi giáp biên giới với Trung Quốc .

Xung đột diễn ra trên nhiều mặt trận là thách thức lớn nhất ở Myanmar khi giới quân sự tiến hành cuộc đảo chính năm 2021. Các nhóm chống chính quyền được chính phủ trong bóng tối ủng hộ đã chiếm được nhiều đồn quân sự và thị trấn.

Ông Khine Thu Kha, người phát ngôn của Quân đội Arakan (AA) cho biết trong thông cáo đưa ra cuối ngày 14/1, rằng lực lượng này đã chiếm được Paletwa, một thị trấn cảng trên sông Kaladan, nơi đóng vai trò quan trọng trong giao thương với các nước láng giềng.

“Về các vấn đề ổn định biên giới, chúng tôi sẽ hợp tác tốt nhất với các nước láng giềng”, ông Khine Thu Kha cho biết.

Tuần trước, chính quyền quân sự đồng ý ngừng bắn với một nhóm nổi dậy trong Liên minh Ba huynh đệ, sau khi tham gia cuộc đàm phán ở thành phố Côn Minh của Trung Quốc và được Trung Quốc tạo điều kiện.

Tuy nhiên, ngày 14/1, liên minh nổi dậy cáo buộc chính quyền vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi triển khai tấn công vào một số thị trấn ở bang Shan.

Có thể bạn quan tâm