Ông Trịnh Văn Quyết trở thành tỷ phú USD số một trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 14-11-2016, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã trở thành người giàu số một trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 14-11, cổ phiếu ROS chốt ở mức 116.200 đồng/cổ phiếu, tăng 7.500 đồng; cổ phiếu FLC chốt ở mức 7.010 đồng/cổ phiếu, tăng 10 đồng.

 


Theo đó, với việc sở hữu gần 279,559 triệu cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần xây dựng Faros và gần 108,86 triệu cổ phiếu FLC, tổng giá trị cổ phiếu của ông Quyết đạt hơn 33.246,74 tỷ đồng, tăng hơn 2.096 tỷ đồng so với phiên trước đó.

Trong khi đó, với việc cổ phiếu VIC giảm 1.100 đồng xuống 42.900 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup giảm hơn 1.158 tỷ đồng còn 30,699,76 tỷ đồng.

Cùng với việc vươn lên trở thành tỷ phú USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Quyết đã soán ngôi người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn thuộc về ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup suốt một thời gian dài.


Tập đoàn FLC và Faros nổi lên mạnh mẽ tại Việt Nam với nhiều công trình bất động sản lớn và tốc độ thi công thần tốc. Với hàng loạt dự án bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản khu công nghiệp… khắp cả nước, tiêu biểu là các dự án FLC Samson Beach & Golf Resort, Thanh Hóa quy mô đầu tư 5.500 đồng; FLC Quynhon Beach & Golf Resort, Bình Định quy mô 7.500 tỷ đồng, FLC Vĩnh Phúc Resort (giai đoạn 1). Tổng giá trị các dự án mà FLC đầu tư được Savills định giá tới trên 3 tỷ USD (khoảng hơn 66.000 tỷ đồng).

Trong khi đó, báo cáo tài chính của FLC và Faros cho thấy, hai doanh nghiệp này sử dụng rất ít vay nợ, với tổng giá trị vay cả 2 công ty ở mức xấp xỉ 4.300 tỷ đồng (tương đương gần 7% tổng giá trị tài sản các dự án đầu tư).

Năm 2016, FLC đặt kế hoạch 1.200 tỷ đồng lợi nhuận. Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc FLC cho biết, tính đến thời điểm này, FLC đã về đích lợi nhuận năm trước 2 tháng.

Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại Vĩnh Phúc, khởi nghiệp từ lĩnh vực luật sư, tư vấn đầu tư, sau đó là kinh doanh thương mại và bất động sản. Với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng lớn, sân golf lớn, không chỉ ghi dấu ấn với thị trường trong nước bởi quy mô đầu tư lớn, ông còn được thế giới ghi nhận là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực tại châu Á năm 2016.

Không tính những tài sản cá nhân không được công bố, chỉ tính riêng sở hữu tại công ty đại chúng đã niêm yết, tài sản của ông Quyết gắn liền với FLC, Faros-các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và thi công công trình.

Nhận xét về hướng đi của ông Quyết và Tập đoàn FLC, ông Trần Đắc Sinh, Nguyên Chủ tịch Sở GDCK HOSE, nơi cổ phiếu FLC và ROS niêm yết cho rằng, ông ủng hộ cách làm mà FLC và ông Quyết đã lựa chọn.

“Khi tôi đến đây (FLC Sầm Sơn và FLC Quy Nhơn) ngày khởi công, nơi đây chỉ là vùng hoang vu. Bây giờ là cả một công trình đồ sộ, đẹp, tầm vóc. Đầu tư của FLC là hướng phát triển kinh tế xanh, không ảnh hưởng môi trường, tạo được việc làm cho hàng nghìn lao động và còn làm đẹp cho đời. Đó là điều tích cực mà tôi đánh giá rất cao”-ông Sinh nói.

Theo bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.