Ông Dương Đức Tuyến tiên phong trồng chanh bông tím

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Dương Đức Tuyến (làng Ku Tong, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) là người tiên phong đưa giống chanh bông tím về trồng ở địa phương. Với 5 sào chanh, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định khoảng 150 triệu đồng/năm.

Sau khi tìm hiểu kỹ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như tham quan tại nhiều địa phương, ông Dương Đức Tuyến nhận thấy cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất Ia Pếch. Tháng 9-2021, ông Tuyến quyết định mua giống về trồng.

Ông cho hay: “Để đảm bảo đầu ra ổn định cho dòng chanh này thì phải tuân thủ quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Điều đáng mừng là cây chanh bông tím rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương nên ít sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt”.

Trên 5 sào đất, ông Tuyến trồng được hơn 400 cây chanh bông tím. Sau hơn 8 tháng xuống giống, vườn chanh đã ra hoa. Tuy nhiên, để cây tiếp tục phát triển ổn định, ông Tuyến bỏ hết lứa hoa đầu tiên. Ông chờ khi cây đủ 1 năm tuổi mới bắt đầu giữ hoa để đậu quả.

Ông cũng thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán, đảm bảo sự thông thoáng giúp ngăn ngừa bệnh vàng lá và bón vôi diệt khuẩn định kỳ hàng năm cho cây phát triển khỏe mạnh.

Ông Dương Đức Tuyến chăm sóc vườn chanh bông tím của gia đình. Ảnh: M.K

Ông Dương Đức Tuyến chăm sóc vườn chanh bông tím của gia đình. Ảnh: M.K

Theo ông Tuyến, việc trồng chanh bông tím có nhiều thuận lợi như: chi phí đầu tư ban đầu không lớn, dễ trồng, dễ thích nghi với các điều kiện môi trường thời tiết khác nhau, đặc biệt là cho quả quanh năm.

“Tôi áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ nên cây chanh kháng bệnh tốt, lớn nhanh và cho quả to, nhiều nước, năng suất cao, tuổi thọ lâu bền. Mỗi năm, tôi thu hoạch được khoảng 10 tấn chanh tươi. Với giá bán 10-20 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi lãi khoảng 150 triệu đồng/năm”-ông Tuyến vui vẻ nói.

Hiện nay, sản phẩm chanh của ông Tuyến được Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Thanh Long (huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bao tiêu. Ông Lê Đình Dương-Giám đốc Công ty-thông tin: “Sau khi tìm hiểu và được biết vườn chanh bông tím của gia đình ông Tuyến trồng hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ, là sản phẩm sạch, lành tính, chúng tôi đã chủ động kết nối và về tận vườn để thu mua.

Với đặc điểm của quả chanh bông tím, chúng tôi đã cho ra đời dòng sản phẩm chanh đen ủ muối trị ho bằng phương pháp ủ trong hũ sành”.

Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Thanh Long cho ra đời sản phẩm chanh đen ủ muối trị ho được làm từ quả chanh bông tím của gia đình ông Tuyến. Ảnh: Mai Ka

Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Thanh Long cho ra đời sản phẩm chanh đen ủ muối trị ho được làm từ quả chanh bông tím của gia đình ông Tuyến. Ảnh: Mai Ka

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chanh bông tím, ông Tuyến cho rằng, cần chủ động ủ phân chuồng để chăm bón cho cây; đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc để chanh bông tím phát triển xanh tốt, tán rộng và ra hoa tự nhiên.

“Làm nông nghiệp phải biết tận dụng phụ phẩm, phế phẩm tại vườn để ủ làm phân hữu cơ bón cho cây. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng”-ông Tuyến chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Công Vụ-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch-cho biết: “Đây là mô hình mới ở địa phương. Hiệu quả từ mô hình trồng chanh bông tím cho thấy, nông dân ngày càng nhạy bén trong chuyển đổi cây trồng phù hợp, giúp nâng cao thu nhập và góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương chuyển đổi cây trồng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững của địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.