“Ông cố vấn” VCSC với khát vọng đưa cà phê vươn ra biển lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Với không ít “tín đồ” cà phê phố núi, thương hiệu SHIN Coffee và cái tên Hợp tác xã (HTX) Khoa học công nghệ-Thương mại Cà phê Việt Nam (VCSC) có lẽ chưa quen lắm.

Tôi cũng vậy. Thế nhưng, lời mời đầy tự tin và chức danh cố vấn cùng những truyền tụng về người sáng lập đã thôi thúc tôi về xã Trang (huyện Đak Đoa), nơi đóng “bản doanh” của HTX này.

Tôi đứng trước cơ ngơi trên khu đất rộng tới 30 ha với tổng tài sản trị giá khoảng 40 tỷ đồng, trong đó cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chế biến cà phê là 25 tỷ đồng, vốn do các thành viên đóng góp. Thời điểm hiện tại, ở Gia Lai chưa HTX nông nghiệp nào có được cơ sở vật chất như vậy. Nhưng chuyện về HTX xin nói sau, còn trong bài viết này, tôi muốn kể về “ông cố vấn” Nguyễn Hữu Long.

Hai lần ôm nợ vì cà phê

Năm 1993, Nguyễn Hữu Long 11 tuổi đã phải bỏ học để theo gia đình từ vùng quê nghèo Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào Nông trường Cà phê Ia Châm (khi đó thuộc huyện Chư Păh) kiếm sống. Suốt ngày quần quật với công việc đào hố ép xanh, cắt tỉa cành, thu hái nhưng không thể dập tắt được ước mơ của cậu bé giàu nghị lực. Dù chưa thể hình dung được bằng cách nào, cậu vẫn mơ tới một ngày mình sẽ trở nên giàu có từ cây cà phê.

Cuộc đời của “ông cố vấn” Nguyễn Hữu Long mở đầu như vậy. Xuề xòa trong chiếc quần short và chiếc áo thun ngắn tay, gương mặt rám nắng, trông anh chẳng khác gì một thành viên ruộng đồng của HTX này. Trầm ngâm một thoáng như để hồi nhớ, anh kể tiếp cho tôi nghe những gian nan của con đường khởi nghiệp đã qua.

Ông Nguyễn Hữu Long bên vườn cà phê của Hợp tác xã Khoa học công nghệ-Thương mại Cà phê Việt Nam. Ảnh: N.T

Ông Nguyễn Hữu Long bên vườn cà phê của Hợp tác xã Khoa học công nghệ-Thương mại Cà phê Việt Nam. Ảnh: N.T

Năm 1999, anh Long được người bác gọi vào TP. Hồ Chí Minh phụ giao hàng và giúp các việc lặt vặt cho quán giải khát của gia đình. Được 1 năm thì quán phải đóng cửa. Anh phải làm chân chạy bàn cho một nhà hàng. Cứ ngỡ rồi sẽ chôn chân trong thứ công việc vô danh thì cơ may bỗng bất ngờ đến: Một người Nhật hay ghé quán, thấy anh Long có nét giống với con trai mình nên ông trò chuyện làm quen. Biết hoàn cảnh của Long, ông nhận anh làm con nuôi, cho tiền đi học và chỉ dạy tiếng Nhật.

Học xong chương trình phổ thông, tiếng Nhật cũng đã kha khá, anh Long được tuyển làm phiên dịch. Có được chút vốn nhỏ, ước mơ kinh doanh cà phê năm nào bỗng trỗi dậy, anh rủ một người bạn mua cà phê rang xay rồi đi bỏ mối.

“Thất bại là tất yếu vì chúng tôi chẳng có chút hiểu biết gì về xây dựng thương hiệu cũng như các kỹ năng cần thiết để kinh doanh. Tuy nhiên, cú sốc này đã giúp tôi nhận thức được rằng muốn kinh doanh thành công thì không thể làm theo ý chí, bản năng mà phải có kiến thức.

Vậy là, tôi thi vào Khoa Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Ra trường, nghĩ rằng đã “đủ lông đủ cánh” để làm giàu bằng việc kinh doanh cà phê, tôi rủ một người bạn chung vốn mở quán cà phê bonsai.

Chẳng ngờ, một lần nữa, thất bại lại ập đến. Nguyên nhân đơn giản bởi nhận thức quá khác biệt giữa 2 thành viên. Không những mất vốn, tôi còn mất luôn cả căn nhà nhỏ phải làm việc cật lực mới có được. Chẳng còn con đường nào khác, tôi đành tìm đường xuất khẩu lao động sang Nhật với quyết tâm kiếm tiền để gầy dựng lại từ đầu”-anh Long kể.

Vào làm việc cho Công ty Toyota với mức lương khá, những tưởng sẽ yên tâm với công việc mới thì cứ như duyên nợ tiền định, ý tưởng kinh doanh cà phê một lần nữa trở lại với Nguyễn Hữu Long. Được sự ủng hộ và khích lệ của người cha nuôi, anh Long dành thời gian theo học các lớp đào tạo nông nghiệp hữu cơ (organic), đồng thời tìm hiểu sâu về các mẫu cà phê trên thế giới.

Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê lớn. Hầu hết thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới đều có mặt ở đây. Thế nhưng cà phê Việt Nam lại vắng bóng. Lòng tự ái càng thôi thúc anh nỗ lực học tập.

“Công việc cuốn hút đến mức có lúc tôi tìm cách trốn việc ở hãng để tham gia các khóa huấn luyện rồi căng mình làm bù sau”-anh Long nhớ lại.

Tinh thần học tập không biết mệt mỏi của anh đã được một doanh nghiệp chuyên về xuất-nhập khẩu cà phê của Nhật biết đến và mời về làm quản lý. Những kinh nghiệm tích lũy được tại đây càng thôi thúc anh quyết tâm xây dựng một thương hiệu cà phê cho riêng mình.

Năm 2015, anh Long về nước, bắt tay khởi nghiệp lần thứ ba. Anh Long ưu tiên nguồn lực xây dựng vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lượng và xây dựng thương hiệu. Xã Trang là 1 trong 7 vùng nguyên liệu được anh lựa chọn với diện tích cà phê ban đầu là 50 ha. Sau khi thành lập HTX, diện tích đã tăng lên 100 ha. Tên “Shin” của người cha nuôi được anh dùng đặt làm thương hiệu để tri ân.

“Cốt tinh không cốt nhiều”

Tôi háo hức theo Nguyễn Hữu Long đi thăm vườn cà phê của HTX. Một khái niệm hoàn toàn mới mẻ với những gì đã thấy lâu nay của tôi. Nếu vườn cà phê truyền thống cỏ dại bao giờ cũng được gọt sạch, cây cà phê được hãm ngọn, giữ chiều cao trong khoảng 1,7 m trở lại thì cà phê của VCSC không giới hạn chiều cao. Nhìn toàn cục, đó là một thảm xanh cộng sinh giữa cà phê, cây che bóng và cỏ dại.

Theo anh Long, vườn cà phê của HTX hoàn toàn không dùng phân hóa học mà chỉ dùng phân hữu cơ tự chế, gồm phân bò, vỏ trấu cà phê và phân vi sinh. Thuốc trừ sâu cũng là thuốc sinh học được chiết xuất từ mỡ cá. Toàn bộ quy trình sản xuất được khép kín từ khâu giống đến sản phẩm cuối cùng. Đây là nguyên tắc canh tác phải tuân thủ nghiêm ngặt với tất cả thành viên.

“Thời gian đầu cũng khá khó khăn khi buộc các thành viên tuân thủ nguyên tắc canh tác mới. Cái chính là thói quen canh tác truyền thống khiến họ không yên tâm để theo cái mới. Chẳng hạn, nhiều thành viên luôn thắc mắc “Tại sao lại không làm sạch cỏ dại? Để vậy chúng tranh hết thức ăn của cây cà phê thì sao?”. Hay là: “Tại sao phải thu hoạch 100% trái chín, trong khi trước nay chỉ cần tỷ lệ 70-80% là đã cao”.

Tôi mất khá nhiều thời gian để giải thích, nhưng quan trọng là hiệu quả không ngờ đã khiến họ “tâm phục khẩu phục”: năng suất cà phê đạt 6 tấn nhân/ha (bình thường chỉ 3-4 tấn). Không những thế, sản phẩm lại được HTX thu mua cao hơn thị trường khoảng 15-20%.

Những lợi ích cốt lõi đó đã khiến 25 thành viên dần hiểu: thay đổi thói quen canh tác chính là thay đổi chất lượng cuộc sống của mình và tự giác thực hiện kỷ luật canh tác, kể cả 5 thành viên người dân tộc Bahnar. Từ đó, vườn cà phê của HTX đã đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu (Organic EU ) và Mỹ (tiêu chuẩn hữu cơ USDA)”-anh Long cho biết.

Khách tham quan vườn cây giống của Hợp tác xã Khoa học công nghệ-Thương mại Cà phê Việt Nam. Ảnh: N.T

Khách tham quan vườn cây giống của Hợp tác xã Khoa học công nghệ-Thương mại Cà phê Việt Nam. Ảnh: N.T

Bây giờ thì tôi đã hiểu vì sao tại các cửa hàng SHIN Coffee ở TP. Hồ Chí Minh, mỗi ly cà phê được bán với giá 80-150 ngàn đồng. Hiện tại, với 20 dòng sản phẩm được chế biến bởi chính nhà máy của Shin, thương hiệu Shin Coffee đã có mặt tại Nhật, Mỹ và một số nước châu Âu. Tiếng tăm và những triển vọng của SHIN đã được PAN-một tập đoàn kinh tế lớn quyết định đầu tư.

Có một điều thú vị ít người biết là cà phê SHIN-thương hiệu cà phê đặc sản, mắt xích mới nhất trong chuỗi liên kết từ nông trại đến những sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao của Tập đoàn PAN được Chính phủ chọn làm quà tặng gửi tới nguyên thủ các quốc gia tại các hội nghị, sự kiện quan trọng trong năm 2020.

“Với uy tín và vị thế của mình trên thương trường, tại sao SHIN không mở rộng quy mô sản xuất hay liên kết rộng hơn với người trồng cà phê Gia Lai?”.

Trả lời câu hỏi của tôi, anh Long chia sẻ: Với nhu cầu khoảng 10.000 tấn cà phê hữu cơ tại địa bàn Gia Lai (hiện mới đạt 5.000 tấn) để chế biến, SHIN rất cần mở rộng sản xuất, liên kết. Tuy nhiên, phương châm của VCSC là “cốt tinh không cốt nhiều”.

Thay đổi một thói quen sản xuất cần có thời gian. Trước mắt, VCSC chỉ mong muốn làm “ngọn lửa nhỏ” để lan tỏa một phương thức sản xuất hòa hợp với môi trường; hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng canh tác giảm thải carbon và có thể bán tín chỉ ra thị trường thế giới.

“Là người sáng lập VCSC nhưng tại sao anh lại đảm nhận vai trò cố vấn chứ không phải Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng Quản trị?”. “Đơn giản là tôi muốn trao cơ hội cho lớp trẻ. Vả lại, khi gia nhập PAN, SHIN Coffee đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Điều này cần đến sức trẻ. Tôi dẫu sao cũng đã 42 tuổi rồi”.

*

“Cây cà phê gắn bó với cuộc đời tôi như một định mệnh”-lời tâm sự của anh Nguyễn Hữu Long sau cuộc trò chuyện cứ đọng mãi trong tôi. Nào có phải tâm linh gì đâu. Ở đời, ai muốn thành công với nghề mà chả phải chịu “nghiệp”. Và tôi chợt ước giá nghề cà phê Gia Lai có được dăm bảy “ông cố vấn” như thế!

Có thể bạn quan tâm

Người dân làng Kon Ktonh chuẩn bị vật lễ trước khi thực hiện các phần nghi lễ Tết ăn con dúi của cộng đồng làng. Ảnh: M.N

Tết ăn con dúi ở Kon Pne

(GLO)- Khi những ruộng lúa bắt đầu trổ đòng, rẫy mì lên xanh mởn thì cũng là lúc đồng bào Bahnar ở xã Kon Pne (huyện Kbang) tất bật chuẩn bị Tết ăn con dúi để cầu Yàng phù hộ cây lúa tốt tươi, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ cuối: Nỗ lực vượt khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Công tác chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy” còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và cấp ủy, chính quyền các cấp của 3 huyện, 7 xã biên giới trên địa bàn Gia Lai phải nỗ lực cao hơn nữa để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 3: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma túy

(GLO)- Bám sát chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, với quyết tâm xây dựng “vùng xanh” nơi biên giới, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với tội phạm ma túy.
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 2: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 2: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc

(GLO)- Với quyết tâm chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, lực lượng Công an 3 huyện Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc một cách quyết liệt với mục tiêu cao nhất là giữ sạch "vùng xanh".
Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

Giữ sạch “vùng xanh” nơi biên giới - Kỳ 1: Hệ lụy khi ma túy xâm nhập vùng biên

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Gia Lai về việc chuyển hóa địa bàn, xây dựng “xã biên giới sạch về ma túy”, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương quyết liệt vào cuộc.