"Ông chủ" CIENCO 4 lao đao vì nợ nần đầm đìa là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cùng với những thông tin lao đao nợ nần, dư nợ phải trả gấp 6 lần vốn chủ sở hữu, dư luận không khỏi tò mò “ông chủ” của Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 là ai?.
Dư luận đang quan tâm đến thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 lao đao nợ nần qua báo cáo tài chính hợp nhất niên độ năm 2019 của doanh nghiệp này. Đáng chú ý là số dư nợ phải trả của CIENCO 4 tính đến thời điểm ngày 30/6/2019 là 6.014 tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu là 1.187 tỷ đồng. Nghĩa là trong cơ cấu nguồn vốn tỷ lệ là 1 đồng vốn thì 6 đồng nợ.
Cùng với thông tin CIENCO 4 lao đao nợ nần dư luận không khỏi tìm mò về “ông chủ” Tập đoàn CIENCO 4 là ai?.
CIENCO 4 là chủ đầu tư dự án CIENCO 4, khu du lịch hỗn hợp và nghỉ dưỡng Cầu Cau.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 tiền thân là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 được cổ phần hóa vào ngày 2/6/2014 với tỷ lệ nắm giữ vốn Nhà nước thông qua Bộ GTVT là 35%. Tháng 12/2014, Nhà nước thoái vốn toàn bộ tại Tổng Công ty này
Tập đoàn CIENCO 4 chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần vào cuối tháng 4/2017. Trụ sở chính của CIENCO 4 hiện nay ở tòa nhà ICON4, 243A Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội.
 
Hội đồng quản trị Tập đoàn CIENCO 4.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CIENCO 4 là ông Nguyễn Văn Tuấn. Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tuấn Huỳnh. Ngoài ra, các thành viên HĐQT còn có ông Ngô Trọng Nghĩa, Lê Đức Thọ, Nguyễn Anh Tân, Văn Hồng Tuân và bà Trần Thị Thu Hà.
Năm 2018, tổng tài sản hợp nhất của CIENCO 4 đạt 7.856 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2014, vốn điều lệ hiện đạt 1.000 tỷ đồng (năm 2014 là 600 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu đạt 1.121 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2014.
Theo báo Người Đưa Tin, CIENCO 4 có 2 Công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư Cienco4 Land (tỷ lệ sở hữu 68,88%) và công ty Cổ phần Green Tea Islands (sở hữu 100%).
Bên cạnh đó, Tập đoàn CIENCO 4 còn có nhiều Công ty liên doanh, gồm: Công ty cổ phần 414 (sở hữu 49%), Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư 415 (sở hữu 35%), Công ty cổ phần 407 (sở hữu 49%), Công ty cổ phần 412 (sở hữu 35%), công ty cổ phần 422 (sở hữu 49%), Công ty cổ phần 499 (sở hữu 49%), Công ty cổ phần thiết bị giáo dục 2 (sở hữu 31,3%).
Trong lĩnh vực BOT, Tập đoàn CIENCO 4 liên doanh với nhiều công ty để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, dự án giao thông theo hình thức BOT nghiệp như: Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh (sở hữu 50%), Công ty TNHH Hai thành viên BOT Quốc lộ 1A Cienco4 - TCT 319 (sở hữu 51%), Công ty TNHH BOT Thái Nguyên Chợ Mới (sở hữu 49,31%).
Theo lãnh đạo Tập đoàn CIENCO 4 , năm 2019, Tập đoàn này tiếp tục đấu thầu tại các dự án cầu đường, cảng, sân bay, đặc biệt tập trung vào các tuyến Metro tại Hà Nội và TP HCM. CIENCO 4 cũng mở rộng đấu thầu vào lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, rác y tế, năng lượng, nước sạch.
Khánh Hoài (Kiến Thức)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.