Ồ ạt đầu tư vào Việt Nam,doanh nghiệp TQ muốn thâu tóm doanh nghiệp Việt?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc hiện đang đứng đầu trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép tại Việt Nam. Hình thức đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là đóng góp cổ phần, tiến tới mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
 
Doanh nghiệp Việt trước nỗi lo bị thâu tóm (ảnh minh họa)
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20-5-2019 thu hút 1.363 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 6.457,9 triệu USD, tăng 26,7% về số dự án và tăng 38,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, có 505 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2.628,8 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 5 tháng đầu năm đạt 9.086,7 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong số 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.561,4 triệu USD, chiếm 24,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc)…
Đáng chú ý, từ tháng 4-2019, mặc dù về giá trị đầu tư, Trung Quốc không phải là quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, nhưng dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới từ quốc gia này đã bắt đầu.
Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đã có hàng loạt dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến là dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage (VietBev), giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Với tổng số vốn đóng góp như trên, nhà đầu tư Hồng Kông chiếm tới 45% tổng vốn của VietBev.
Tại dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR, đối tác Trung Quốc cũng đăng ký vốn đầu tư 280 triệu USD. Dự án được xây dựng tại tỉnh Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.
Dự án nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện cũng được Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD.
Một dự án có vốn đầu tư đăng ký khá lớn khác là dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,LTD (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
Đại diện của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết: “Trong 4 tháng đầu năm 2019, tính riêng đầu tư của Trung Quốc và 2 vùng lãnh thổ là Hồng Kông, Macao tại Việt Nam đạt 6,44 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông đầu tư chủ yếu thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam”.
Điều này cho thấy, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn chủ yếu đầu tư vào Việt Nam theo dạng thụ động như hợp tác góp vốn lấy lợi nhuận, mua bán doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp lên sàn để chờ đợi thời cơ.
Thực tế cho thấy, nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc có chất lượng không cao, công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn.
Do đó, với việc doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt đầu tư, chủ thông qua hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, mua bán cổ phần làm dấy lên lo ngại về việc khó kiểm soát hoạt động đầu tư này, doanh nghiệp Việt Nam dễ bị thâu tóm.
Hà Linh (ANTĐ)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai: Hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người trồng mía

(GLO)-Niên vụ ép mía 2024-2025 dù gặp nhiều bất lợi do thời tiết, nhưng nhờ triển khai kịp thời các chính sách đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, bảo hiểm giá thu mua… Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai về đích sớm so với kế hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng mía. 

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

(GLO)- Chi cục Thuế khu vực XIV vừa có Công văn gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông về việc tuyên truyền Nghị định số 82/2025/NĐ-CP của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025.

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

Định giá tài sản hình thành trong tương lai: Thêm “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp

(GLO)- Giải pháp đẩy mạnh hình thức cho vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai được đưa ra tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là “cánh cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.