Nuôi nhốt đàn "con be be" theo hướng VietGAP, thu có 3 tỷ đồng/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bỏ nghề nuôi lợn, nhanh chóng chuyển sang nuôi đàn “con be be” lấy thịt với hình thức nhốt chuồng và nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp anh Hoàng Văn Mừng “thu có 3 tỷ đồng/ năm” như lời anh vui vẻ nói.

Trang trại nuôi “con be be” của gia đình anh Mừng, cứ 3 tháng xuất bán 200 dê thịt. Mỗi tháng thu nhập 250 triệu đồng từ đàn dê.
Trang trại nuôi “con be be” của gia đình anh Mừng, cứ 3 tháng xuất bán 200 dê thịt. Mỗi tháng thu nhập 250 triệu đồng từ đàn dê.



Mỗi tháng thu hơn 250 triệu từ đàn “con be be”

Chán nghề nuôi lợn, đầu năm 2014 anh Hoàng Văn Mừng (SN 1973, ở thôn Đá Ong, xã Lan Giới, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) nhanh chóng chuyển sang nuôi dê (nuôi đàn “con be be”).

Trước kia, gia đình anh Mừng vốn làm trang trại chăn nuôi heo, tuy nhiên lợi không nhiều. Cuối năm 2013, trong lần đến huyện Phú Lương (Thái Nguyên) chơi anh Mừng biết đến mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Nhận thấy tiềm năng, đầu năm 2014, anh Mừng đầu tư 100 triệu đồng xây chuồng nuôi và mua 30 con dê giống (giống dê cỏ) để chăn nuôi.


 

Anh Mừng chăm sóc “đàn dê tiền tỷ”.
Anh Mừng chăm sóc “đàn dê tiền tỷ”.



Sau 3 năm, số lượng đàn dê của anh Mừng sinh sôi đã lên đến hơn 200 con. Vừa “gây giống” vừa nhập dê con về nuôi thịt năm 2016 anh Mừng thu 3 tỷ đồng từ tiền bán dê thịt. Anh Mừng nói vui “nuôi đàn be be thu có 3 tỷ đồng/ năm”.

Anh Mừng tâm sự, mô hình nuôi dê nhốt có ưu điểm tốn ít diện tích, giúp người chăn nuôi dễ chăm sóc, quản lý, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Giống dê anh Mừng nuôi là dê cỏ, loài dê này phàm ăn, mau lớn, ít bệnh, dễ nuôi mà hiệu quả kinh tế cao. “Nuôi giống dê này lấy thịt con trưởng thành nặng từ 30-35kg. Nặng nhất đạt 45kg. Mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con”, anh Mừng nói.


 

 Thức ăn cho dê chủ yếu cám gà, lá sấu, lá ngô được thay phiên liên tục để dê không bị ngán.
Thức ăn cho dê chủ yếu cám gà, lá sấu, lá ngô được thay phiên liên tục để dê không bị ngán.



Gần đây, anh Mừng áp dụng qui chuẩn nuôi dê theo tiêu chuẩn VietGAP chất lượng đàn dê thịt càng được cải thiện ngon hơn, được nhiều nhà hàng ưa chuộng. Thường xuyên nhập dê giống ở Thái Nguyên về nuôi, cứ 3 tháng anh Mừng xuất chuồng khoảng 200 con dê thịt. Với giá bán dao động 110 – 130 nghìn đồng/ kg anh Mừng thu về hơn 700 triệu đồng. Tính ra mỗi tháng anh thu khoảng 250 triệu đồng từ đàn “con be be”.

Kinh nghiệm “chăn dê đẻ tiền tỷ”

Chủ trang trại chia sẻ kinh nghiệm quý báu “chăn dê đẻ tiền tỷ”, theo đó, chuồng nuôi cần được đóng giàn, mặt sàn cách đất từ 80-100 cm. Mỗi chuồng được chia theo ô, diện tích 25m2 và thả từ 10-20 con, xung quanh được khép kín bằng rào lưới sắt, hoặc những thanh gỗ chắn ngang. “Để có thể đảm bảo dê có chất lượng tốt nhất việc chọn giống là rất quan trọng. Khi chọn giống, phải chọn những con đực khỏe mạnh, cân nặng từ 15-18 kg, hai tinh hoàn to đều, lông màu vàng nâu, loang đen, trắng, khung xương to sẽ cho nhiều thịt hơn. Ngoài ra, sau khi đem về phải có quy trình chăn nuôi khoa học, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, đảm bảo luôn thông thoáng giúp dê phát triển khỏe mạnh”, anh Mừng nhấn mạnh.


 

Gần đây, anh Mừng áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAP vào nuôi dê chất lượng đàn dê thịt càng tăng, giá thành ổn định hơn. Năm 2016, anh Mừng thu được 3 tỷ đồng. Trừ chi phí anh lãi gần 1 tỷ đồng từ đàn “con be be”.
Gần đây, anh Mừng áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAP vào nuôi dê chất lượng đàn dê thịt càng tăng, giá thành ổn định hơn. Năm 2016, anh Mừng thu được 3 tỷ đồng. Trừ chi phí anh lãi gần 1 tỷ đồng từ đàn “con be be”.



Gần đây, anh Mừng áp dụng quy trình chăn nuôi VietGAP vào nuôi dê chất lượng đàn dê thịt càng tăng, giá thành ổn định hơn. Năm 2016, anh Mừng thu được 3 tỷ đồng. Trừ chi phí anh lãi gần 1 tỷ đồng từ đàn “con be be”.

Trung bình mỗi ngày đàn dê 200 con của anh Mừng ngốn hết 2 tạ lá. Mỗi tháng anh chi hết 40 triệu đồng tiền thức ăn cho dê.Năm 2016 vợ chồng anh Mừng thu về 3 tỷ đồng từ đàn dê. Khấu trừ chi phí, anh Mừng lãi gần 1 tỷ đồng. Giờ đây, ngoài chăn nuôi dê, anh Mừng còn thí điểm mô hình nuôi thỏ. Vị tỷ phú nông dân lại thêm một lần dấn thân làm giàu trên mảnh đất quê hương…

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.