Nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới: Mô hình đa lợi ích

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang triển khai Dự án nuôi cá nước ngọt kết hợp với trữ nước phục vụ tưới cho cây trồng. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Đưa tay chỉ ao nước trước mặt, ông Trần Văn Thuận (làng Pờ Ngăl) cho biết: “Diện tích mặt ao khoảng 3.000 m2. Ngoài việc tưới cho 3 ha cây ăn quả và lúa, gia đình tôi còn thả nhiều loại cá như: trắm, chắp, mè”. Theo ông Thuận, ao nước này trước đây chỉ là dòng suối nhỏ, qua nhiều năm đầu tư mở rộng với mục tiêu ban đầu là tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đã thành như bây giờ. Nhờ có nguồn nước tưới này, vườn cây ăn quả của gia đình luôn xanh tốt. Hiện tại, 300 cây nhãn đã ra hoa, chuẩn bị cho thu bói.
Hai năm trở lại đây, gia đình ông Thuận chuyển sang nuôi cá với số lượng lớn. Tính riêng năm 2021, với việc đầu tư 20 kg cá giống (trắm, mè, chép), cộng thêm tiền thức ăn chưa đến 7 triệu đồng, chỉ sau hơn 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3 kg/con. Cuối năm, ông thu được 3 tạ, lãi hơn 21 triệu đồng. Số cá chưa thu hoạch hết, ông tiếp tục nuôi và thả thêm hơn 20 kg cá giống các loại, dự kiến sẽ mang lại nguồn thu khá trong thời gian tới. Đặc biệt, khi tham gia dự án nuôi cá nước ngọt, ông Thuận dự tính nếu đầu ra ổn định thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao bởi kinh phí đầu tư con giống, thức ăn thấp vì tận dụng nguồn rau, cỏ có sẵn trong vườn.
Nuôi cá nước ngọt kết hợp trữ nước tưới: Mô hình đa lợi ích (GLO)- Xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) đang triển khai Dự án nuôi cá nước ngọt kết hợp với trữ nước phục vụ tưới cho cây trồng. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững. Đưa tay chỉ ao nước trước mặt, ông Trần Văn Thuận (làng Pờ Ngăl) cho biết: “Diện tích mặt ao khoảng 3.000 m2. Ngoài việc tưới cho 3 ha cây ăn quả và lúa, gia đình tôi còn thả nhiều loại cá như: trắm, chắp, mè”. Theo ông Thuận, ao nước này trước đây chỉ là dòng suối nhỏ, qua nhiều năm đầu tư mở rộng với mục tiêu ban đầu là tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp đã thành như bây giờ. Nhờ có nguồn nước tưới này, vườn cây ăn quả của gia đình luôn xanh tốt. Hiện tại, 300 cây nhãn đã ra hoa, chuẩn bị cho thu bói. Hai năm trở lại đây, gia đình ông Thuận chuyển sang nuôi cá với số lượng lớn. Tính riêng năm 2021, với việc đầu tư 20 kg cá giống (trắm, mè, chép), cộng thêm tiền thức ăn chưa đến 7 triệu đồng, chỉ sau hơn 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3 kg/con. Cuối năm, ông thu được 3 tạ, lãi hơn 21 triệu đồng. Số cá chưa thu hoạch hết, ông tiếp tục nuôi và thả thêm hơn 20 kg cá giống các loại, dự kiến sẽ mang lại nguồn thu khá trong thời gian tới. Đặc biệt, khi tham gia dự án nuôi cá nước ngọt, ông Thuận dự tính nếu đầu ra ổn định thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao bởi kinh phí đầu tư con giống, thức ăn thấp vì tận dụng nguồn rau, cỏ có sẵn trong vườn. Tương tự, ông Chu Văn Túc (cùng làng) cũng tận dụng 1.500 m2 ao hiện có để tham gia dự án này. Trước đây, ao phục vụ nước tưới cho 1,2 ha cây ăn quả các loại. Ông cũng tận dụng mặt nước để thả cá trắm, chép, mè, trê. Mỗi năm, ông xuất bán được vài tạ cá, thu về hơn 20 triệu đồng. Khi tham gia dự án nuôi cá nước ngọt, ông Túc dự kiến sẽ đầu tư nuôi với số lượng lớn, đồng thời cải tạo lại ao nuôi một cách bài bản hơn. Theo ông Trịnh Xuân Đồng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng: Toàn xã hiện có 22,9 ha ao hồ. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn và thời gian lao động nhàn rỗi, các hộ gia đình phát triển thêm nghề nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, nhiều hộ chỉ nuôi các loài cá theo phương pháp truyền thống, ít đầu tư chăm sóc, không sử dụng thức ăn tinh nên thời gian cho thu hoạch kéo dài, sản lượng thấp. Vì vậy, việc hỗ trợ phát triển mô hình nuôi cá trên địa bàn xã sẽ giúp các hộ có vốn đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất theo mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp sẽ góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình. Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng cho biết thêm: Trong số 49 hộ tham gia dự án, 10 hộ được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 400 triệu đồng (40 triệu đồng/hộ). Dự kiến, dự án được triển khai trên diện tích khoảng 40.000 m2, trung bình 1 hộ có khoảng 4.000 m2 diện tích mặt nước, trong đó, các hộ có sẵn ao tự nhiên 37.000 m2, diện tích cần mở rộng thêm 3.000 m2. Theo tính toán, việc mở rộng diện tích ao nuôi 3.000 m2 có tổng chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng, chi phí nuôi trung bình 4.000 m2/hộ khoảng 98,5 triệu đồng/năm (10 hộ là 985 triệu đồng). Sau 12 tháng nuôi (năm thứ nhất), doanh thu ước đạt hơn 2 tỷ đồng/10 hộ, trung bình mỗi hộ lãi 103,5 triệu đồng. Dự kiến doanh thu năm thứ 2 là hơn 2,1 tỷ đồng, mỗi hộ đạt lợi nhuận hơn 218 triệu đồng. “Như vậy, tổng lợi nhuận của dự án trong 2 năm thực hiện sẽ hơn 3,2 tỷ đồng/10 hộ. Trong khi đó, 10 hộ vay đầu tư sẽ thu hồi vốn và lãi 321,9 triệu đồng/hộ. Lợi nhuận thu được từ dự án các hộ này tiếp tục đầu tư và một phần sử dụng chi phí cho gia đình, giúp ổn định cuộc sống”-ông Đồng khẳng định. Trong khi đó, ông Trần Văn Nhơn-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng thì cho rằng: Dự án sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, chuyển từ phương pháp truyền thống sang đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường; tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận; đồng thời nhân rộng, phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương trong thời gian đến. MINH NGUYỄN Tận dụng ao nước phục vụ tưới, ông Trần Văn Thuận (làng Pờ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng) đầu tư thả cá, thu nhập hàng chục triệu đồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Tận dụng ao nước phục vụ tưới, ông Trần Văn Thuận (làng Pờ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng) đầu tư thả cá, thu nhập hàng chục triệu đồng. Ảnh: Minh Nguyễn
Tương tự, ông Chu Văn Túc (cùng làng) cũng tận dụng 1.500 m2 ao hiện có để tham gia dự án này. Trước đây, ao phục vụ nước tưới cho 1,2 ha cây ăn quả các loại. Ông cũng tận dụng mặt nước để thả cá trắm, chép, mè, trê. Mỗi năm, ông xuất bán được vài tạ cá, thu về hơn 20 triệu đồng. Khi tham gia dự án nuôi cá nước ngọt, ông Túc dự kiến sẽ đầu tư nuôi với số lượng lớn, đồng thời cải tạo lại ao nuôi một cách bài bản hơn.
Theo ông Trịnh Xuân Đồng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng: Toàn xã hiện có 22,9 ha ao hồ. Nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn và thời gian lao động nhàn rỗi, các hộ gia đình phát triển thêm nghề nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, nhiều hộ chỉ nuôi các loài cá theo phương pháp truyền thống, ít đầu tư chăm sóc, không sử dụng thức ăn tinh nên thời gian cho thu hoạch kéo dài, sản lượng thấp. Vì vậy, việc hỗ trợ phát triển mô hình nuôi cá trên địa bàn xã sẽ giúp các hộ có vốn đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất theo mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp sẽ góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Trần Văn Thuận-làng Pờ Ngăl triển khai mô hình nuôi cá kết hợp trữ nước phục vụ tưới tiêu. Ảnh: Minh Nguyễn
Ông Trần Văn Thuận (làng Pờ Ngăl, xã Kông Lơng Khơng) triển khai mô hình nuôi cá kết hợp trữ nước phục vụ tưới tiêu. Ảnh: Minh Nguyễn
Chủ tịch Hội Nông dân xã Kông Lơng Khơng cho biết thêm: Trong số 49 hộ tham gia dự án, 10 hộ được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho vay 400 triệu đồng (40 triệu đồng/hộ). Dự kiến, dự án được triển khai trên diện tích khoảng 40.000 m2, trung bình 1 hộ có khoảng 4.000 m2 diện tích mặt nước, trong đó, các hộ có sẵn ao tự nhiên 37.000 m2, diện tích cần mở rộng thêm 3.000 m2. Theo tính toán, việc mở rộng diện tích ao nuôi 3.000 m2 có tổng chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng, chi phí nuôi trung bình 4.000 m2/hộ khoảng 98,5 triệu đồng/năm (10 hộ là 985 triệu đồng). Sau 12 tháng nuôi (năm thứ nhất), doanh thu ước đạt hơn 2 tỷ đồng/10 hộ, trung bình mỗi hộ lãi 103,5 triệu đồng. Dự kiến doanh thu năm thứ 2 là hơn 2,1 tỷ đồng, mỗi hộ đạt lợi nhuận hơn 218 triệu đồng. “Như vậy, tổng lợi nhuận của dự án trong 2 năm thực hiện sẽ hơn 3,2 tỷ đồng/10 hộ. Trong khi đó, 10 hộ vay đầu tư sẽ thu hồi vốn và lãi 321,9 triệu đồng/hộ. Lợi nhuận thu được từ dự án các hộ này tiếp tục đầu tư và một phần sử dụng chi phí cho gia đình, giúp ổn định cuộc sống”-ông Đồng khẳng định.
Trong khi đó, ông Trần Văn Nhơn-Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng thì cho rằng: Dự án sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, chuyển từ phương pháp truyền thống sang đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường; tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận; đồng thời nhân rộng, phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt trong đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương trong thời gian đến.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.