Nước ép cần tây và loạt công dụng bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài việc sử dụng để chế biến các món ăn, cần tây còn có thể làm nước ép mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời.
1. Giúp ích cho tim mạch
Nước ép cần tây chứa Phthalide - chất thư giãn cơ bắp và các mạch máu bên trong cơ thể. Sử dụng thức uống này giúp cho máu lưu thông hiệu quả và giữ cho tim được mạnh khoẻ.
Ngoài ra, coumarins trong nước ép cần tây cũng giúp điều hoà lượng cortisol trong cơ thể - một chất có khả năng làm giảm huyết khối. Vì vậy, càng uống nhiều nước cần tây, tim và hệ tuần hoàn càng được củng cố.
2. Ngăn ngừa ung thư
Trong cần tây chứa Flavonols, Furanocoumarins và Acid phenolic là những hợp chất giúp ngăn chặn sự lan truyền của tế bào ung thư. Để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh quái ác này, chúng ta nên thêm cần tây vào chế độ dinh dưỡng.
3. Giúp thư giãn và dễ ngủ
Các thành phần trong nước ép cần tây hiệu quả trong việc hạ huyết áp và giảm căng thẳng. Ngoài ra, nước cần tây bổ sung điện giải cũng giúp cơ thể thư giãn và ngủ dễ dàng.
Magie trong cần tây cũng có công dụng giúp dịu cơ thể, giúp giảm các vấn đề như mất ngủ, mệt mỏi...

Cần tây là thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh AFP
Cần tây là thực phẩm thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh AFP
4. Trẻ hoá cơ thể
Cần tây có chứa nhiều chất chống oxy hoá, cùng với hàm lượng Vitamin K cao giúp người sử dụng trẻ trung, da khoẻ và đàn hồi tốt. Nước ép cần tây cũng chứa nhiều vitamin A, B, và C, cho bạn làn da khỏe mạnh và hấp dẫn.
5. Giúp xương chắc khoẻ
Canxi và Silic trong cần tây giúp tăng cường độ chắc cho xương, thậm chí có thể giúp tái tạo xương bị hư tổn. Để hấp thụ canxi trong cần tây tốt nhất, nên sử dụng cần tây dưới dạng tươi sống và hữu cơ.
Ngoài ra, Vitamin K trong cần tây cũng được biết đến là chất tuyệt vời giúp chống loãng xương.
LÂM ANH - BẢO BÌNH (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.