Nữ sinh dân tộc Rục đầu tiên đỗ đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cao Thị Hằng (lớp 12B, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình) là học sinh đỗ đại học đầu tiên của cộng đồng dân tộc Rục. 

Hằng là 1 trong 4 học sinh được Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) nhận chăm sóc theo chương trình “Nâng bước em tới trường”. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vừa qua, Hằng có kết quả khá cao với 3 môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý đều đạt 7,75 điểm, môn Giáo dục công dân đạt 9,5 điểm. Hằng đã đậu vào Trường Đại học Sư phạm Huế với tổng điểm 25,5. 

Trung tá Phạm Xuân Ninh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng động viên, tặng quà cho Cao Thị Hằng trước ngày nhập học tại Huế. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân
Trung tá Phạm Xuân Ninh-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Cà Xèng động viên, tặng quà cho Cao Thị Hằng trước ngày nhập học tại Huế. Ảnh nguồn Báo Nhân Dân

Được biết, gia đình của em Hằng ở bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Bố của em mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hằng là con thứ 6 trong 8 chị, em. Dù vậy, với sự đồng hành, hỗ trợ và động viên của các chiến sĩ ở Đồn Biên phòng Cà Xèng và các thầy, cô trong trường, Hằng luôn nỗ lực vươn lên trong học tập và đạt được kết quả đáng khích lệ. 

Năm 1960, sau khi được vận động rời hang đá về định cư ở thung lũng Cu Nhái, người Rục được các nhà dân tộc học ghép vào nhóm dân tộc Chứt và lấy họ Cao làm họ của mình.

Nhà nghiên cứu Trần Trí Dõi: “Trong danh mục chính thức của Nhà nước thể hiện ở Quyết định số 121-TCTK của Tổng cục Thống kê ngày 2-3-1979, nhóm người này có tên chính thức là dân tộc Chứt. Tên gọi này là tên gọi mà một số nhà nghiên cứu mới đặt cho họ. Theo những tài liệu hiện có, tên gọi này chỉ mới có từ năm 1973, khi người ta tiến hành khảo sát để xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Các tác giả này giải thích rằng, các tộc người có tên gọi là Mày, Rục, Sách tự nhận mình là người Chứt với nghĩa là “những người sống ở núi đá”.

Từ việc xác định như vậy, các nhà nghiên cứu này gọi chung cả ba nhóm ấy là người Chứt. Và tên gọi này trở thành tên gọi chính thức khi Tổng cục Thống kê công bố Quyết định 121, gộp chung cả ba nhóm này với người A Rem và Mã Liềng thành một “dân tộc” thống nhất…”.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.