Nữ giáo sư hàng đầu thế giới đến VN mổ phình mạch não

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nữ giáo sư người Nhật, Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh châu Á trực tiếp sang Việt Nam mổ thị phạm 12 ca phình mạch não, u não khó.
Đây là lần thứ 2, bà Yoko Kato, GS ngoại thần kinh đầu tiên của Nhật Bản, đến Việt Nam. Bà cùng 22 chuyên gia hàng đầu của Liên đoàn Phẫu thuật thần kinh thế giới phối hợp với TT Phẫu thuật Thần kinh, BV Việt Đức trực tiếp mổ thị phạm cho các bệnh nhân.
Trong số này có 2 ca mổ nền sọ khó, một dạng u não ở nền sọ, nơi có rất nhiều mạch máu và dây thần kinh quan trọng, khi mổ chỉ sơ sẩy sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân.
Trình diễn ca mổ u não nền sọ
Trình diễn ca mổ u não nền sọ
Sau mổ trình diễn, Liên đoàn Phẫu thuật thần kinh thế giới dành 2 ngày (16-17/12) để giảng dạy cho hơn 200 BS đến từ các chuyên khoa ngoại thần kinh khắp cả nước và 5 BS từ Lào, Campuchia.
GS Yoko Kato cho biết, mục tiêu các cuộc mổ trình diễn là đào tạo cho BS trẻ chuyên về phẫu thuật thần kinh, trong đó có kỹ thuật can thiệp phình, vỡ mạch não; phẫu thuật bắc cầu mạch máu não; cắt mỏm yên trước ngoài màng cứng; phẫu thuật dị dạng động, tĩnh mạch não...
PGS.TS Đồng Văn Hệ, PGĐ BV Việt Đức, Giám đốc TT Phẫu thuật thần kinh cho biết thêm, ở Nhật Bản, sau 6 năm học BS đa khoa, các BS phẫu thuật thần kinh được đào tạo sâu thêm 7 năm nữa, trong khi ở Việt Nam chỉ học 3 năm. Do đó đây là cơ hội rất tốt để các BS học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
“Các chuyên gia của chúng tôi đã khảo sát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của BV Việt Đức, sắp tới sẽ nghiên cứu thành lập TT đào tạo phẫu thuật thần kinh châu Á tại đây để đào tạo cho các BS Việt Nam và khắp châu Á”, GS Kato chia sẻ.
10% dân số phình mạch não mà không biết

GS Yoko Kato cũng là người thực hiện ca mổ kẹp túi phình mạch não cho bệnh nhân nam 42 tuổi, dân tộc Nùng ở Lạng Sơn.

 GS Yoko Kato (phải), Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh châu Á
GS Yoko Kato (phải), Chủ tịch Hội Phẫu thuật thần kinh châu Á
Bệnh nhân này được chuyển đến BV Việt Đức đêm 11-12 với chẩn đoán từ cơ sở y tế tuyến dưới là chảy máu não do chấn thương sọ não sau choáng, ngã.
Đến BV, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng đau đầu dữ dội. Do không có bệnh lý nền, BS nghĩ nhiều đến khả năng vỡ túi phình mạch não. Bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp và chụp mạch máu não. Kết quả khẳng định mạch não phình to hơn 1cm, gây vỡ.
Ekip phẫu thuật đã hút toàn bộ máu đọng, kẹp lại túi phình, phương pháp này có chi phí rẻ bằng 1/10 so với đặt nút coil.
PGS Hệ cho biết, các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy có từ 5-10% dân số bị dị dạng mạch não mà không biết.
Tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đến viện trong tình trạng cấp cứu, vỡ túi phình, chảy máu dưới nhện, máu tụ trong não. Nếu bị vỡ, có thể tử vong ngay lập tức hoặc bị liệt nếu không can thiệp kịp thời. Bệnh nhân cao huyết áp, cao tuổi sẽ có nguy cơ lớn hơn do thành mạch yếu.
Khi túi phình to, sẽ chèn ép gây các biểu hiện như đau đầu, lác mắt, sụp mi; nặng thì đau đầu dữ dội, hôn mê, mất ý thức đột ngột nếu chảy máu não.
BS Hệ khuyến cáo, khi có những biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến các chuyên khoa thần kinh để kiểm tra, việc chỉ định chụp một hay nhiều xét nghiệm và lựa chọn can thiệp nút mạch hay kẹp mạch sẽ do BS chỉ định.
Thúy Hạnh (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Ảnh nguồn moh.gov.vn

Mỗi năm, Việt Nam có hơn 103.000 người tử vong liên quan đến thuốc lá

(GLO)- Mới đây, tại tọa đàm “Ảnh hưởng của ngành thuốc lá tới môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu tổ chức ở Hà Nội, các chuyên gia thông tin:

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.