Nông dân Quảng Ngãi cải tiến thành công bộ tưới nước tự động 3 trong 1

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thay vì chỉ dùng để tưới nước, anh Phạm Đô đã cải tiến bộ tưới nước nhỏ giọt có thể đồng thời kết hợp tưới phân hòa tan, chế phẩm sinh học. Hệ thống tưới 3 trong 1 này chỉ cần đứng từ xa điều khiển.

 

Anh Phạm Đô (thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) có khoảng 2.500m2 trồng hơn 300 cây thanh long ruột đỏ. Những năm nắng hạn, việc chạy nước tưới cho thanh long khiến anh Đô luôn trăn trở. Anh cho biết: “Với diện tích thanh long này thì mỗi lần chạy đường ống dây tưới tốn khoảng 10-15m3 nước, nhưng nắng nóng khiến nước bốc hơi nhanh, lượng nước tưới cây nhận được hằng ngày không đều, do vậy tôi nghĩ ra cách cải tiến bộ tưới nước tự động”.

 

 Sử dụng điều khiển từ xa để tưới nước. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Sử dụng điều khiển từ xa để tưới nước. Ảnh: NGUYỄN TRANG


Anh Đô dùng hệ thống béc phun tự động, thay đầu béc phun bằng inox. Anh đã tự thiết kế lại đầu béc phun để hệ thống tưới đa năng hơn, hệ thống phun tưới cách mặt đất 30cm, tưới ngay gốc thanh long. Anh cho biết: “Khoảng cách giữa các gốc thanh long khoảng 2,5-3m, như vậy đầu tưới phải đảm bảo độ tưới mạnh và đều tận gốc, dùng đầu inox và cải tiến tốc độ phun nước để tưới toàn bộ vườn cây”.

Sự thay đổi của đầu inox và các lỗ phun nước đã giúp việc tưới dễ dàng hơn, ngoài ra, bộ tưới này kết hợp phun tưới phân hòa tan, các loại chế phẩm vi sinh học. Tất cả đều được hòa trong nước và tưới ra từng gốc cây. Đặc biệt, hệ thống này còn được điều khiển bằng một chiếc remote nên anh có thể điều khiển lượng nước tưới và đóng mở nước tưới tự động ở khoảng cách 1.000-1.500m.

Anh cho biết: “Người làm nông thường sử dụng các bình phun thuốc, đánh men vi sinh và bơm từng hàng một, việc tiếp xúc gần với hóa chất sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, việc sử dụng remote điều khiển từ xa cách 1.000m sẽ tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của người làm nông”.


 

 Toàn bộ các chế phẩm sinh học, phân hòa tan được pha vào thùng, bơm trực tiếp theo đường ống tưới tự động 3 trong 1 do anh Đô cải tiến. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Toàn bộ các chế phẩm sinh học, phân hòa tan được pha vào thùng, bơm trực tiếp theo đường ống tưới tự động 3 trong 1 do anh Đô cải tiến. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Nhờ hệ thống tưới nước 3 trong 1 mới này, cây thanh long ra trái mỗi năm 3 vụ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Nhờ hệ thống tưới nước 3 trong 1 mới này, cây thanh long ra trái mỗi năm 3 vụ. Ảnh: NGUYỄN TRANG


Không chỉ cải tiến các thiết bị, máy móc, anh Đô còn hướng đến làm sản phẩm hữu cơ, nông nghiệp sạch như sử dụng mật ong đường và men vi sinh để tưới kết hợp cho cây trồng. Anh cho biết: “Đầu béc cải tiến 3 trong 1 có thể tưới cả mật ong đường, loại này rất tốt cho phục hồi đất, ngăn chặn sinh sản nấm gây hạ, mang lại hiệu quả rất cao. Với hơn 300 cây thanh long, mỗi lần tưới chỉ khoảng 6m3 nước, tiết kiệm gấp 2-3 lần so với tưới thông thường”.


Từ ngày cải tiến thành công, ngày công lao động giảm, anh còn hỗ trợ cải tiến cho các hộ xung quanh đang trồng thanh long.
 

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.