Nông dân Nam Yang thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) chú trọng triển khai phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ phong trào này, nhiều hộ dân vươn lên làm giàu, kinh tế-xã hội của xã cũng từng bước khởi sắc.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Yang Nguyễn Văn Công cho hay: “Toàn xã có gần 830 hội viên nông dân. Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút đông đảo hộ nông dân tham gia. Hàng năm, xã Nam Yang có 1.185 hộ đăng ký, trong đó có 630 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong 5 năm (2016-2020), số hộ có mức lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2010-2015. Quy mô sản xuất tăng đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, hình thành các vùng chuyên canh liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm”.
Theo ông Công, xã đã xây dựng mô hình sản xuất VietGAP trên 26 ha hồ tiêu. Thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ xã Nam Yang đã xây dựng thương hiệu tiêu Lệ Chí với các sản phẩm tiêu sọ, tiêu đen, tiên đỏ, tiêu ngũ sắc… Bộ sản phẩm Tiêu Lệ Chí được UBND tỉnh cấp chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2018. Ngoài ra, HTX còn liên kết với một số đơn vị, doanh nghiệp để quảng bá, giới thiệu thương hiệu tiêu Lệ Chí đến người tiêu dùng.
Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) phơi nông sản. Ảnh: Thanh Nhật
Nông dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) phơi nông sản. Ảnh: Thanh Nhật
Trên thực tế, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” góp phần làm chuyển biến về nhận thức cho hội viên, nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Túc-Trưởng thôn 2-chia sẻ: “Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân trong thôn đã thâm canh 236 ha cây trồng, trong đó có hơn 200 ha cà phê. Bà con luôn chú trọng giữ gìn môi trường sạch sẽ, vận động các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp vệ sinh thường xuyên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đồng thời, người dân góp kinh phí mắc điện thắp sáng ở các đội sản xuất, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, mở rộng các tuyến đường liên đội sản xuất, nạo vét kênh mương. Thôn 2 giữ vững danh hiệu thôn văn hóa nhiều năm liền, đời sống người dân ngày càng phát triển”.
Nhân dân xã Nam Yang tích cực xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao. Ảnh: Thanh Nhật
Nhân dân xã Nam Yang tích cực xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao. Ảnh: Thanh Nhật
Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi và tích cực giúp đỡ người nghèo. Năm 2018, ông Ngô Văn Tiên (thôn 4) và ông Trần Quang Sơn (thôn 5) đứng ra vận động thành lập “Tổ liên kết sản xuất, kinh doanh hồ tiêu sạch và bền vững xã Nam Yang” với gần 70 hộ tham gia. Tổ đã liên hệ với một số doanh nghiệp liên kết với tổ để sản xuất theo quy trình hồ tiêu hữu cơ, từng bước nâng cao giá trị hồ tiêu, đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.
Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Vũ Hoàng Yên-Chủ tịch UBND xã Nam Yang-thông tin: “Thời gian tới, UBND xã cùng với Hội Nông dân hướng dẫn hội viên, nông dân tiếp tục thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Phát huy thế mạnh các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung gắn với đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch. Đồng thời, phát triển các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: chanh dây, rau..., thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu trở thành xã đi đầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến nông sản sạch”.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.