Nông dân Lâm Đồng "5 tự, 5 cùng" tạo vùng sản xuất lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau 3 năm triển khai Đề án 24, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 chi Hội nghề nghiệp với 759 thành viên tham gia. Tham gia mô hình “5 tự, 5 cùng” này, nông dân Lâm Đồng đã cùng nhau liên kết sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông sản làm ra được doanh nghiệp bao tiêu thu mua.
Xây dựng mô hình điểm
Trao đổi với PV NTNN, bà Nguyễn Thị Tường Vy - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai màu mỡ. Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 373.739ha, có nền nông nghiệp khá phát triển trong đó có các cây trồng chính như: Cà phê, chè, rau, hoa, dâu tằm, cây đặc sản...
Toàn tỉnh có 12 huyện, thành phố. Về tổ chức Hội có 145 cơ sở Hội/147 xã, phường, thị trấn; có 1.422 chi hội; 2.941 tổ hội, với tổng số hội viên là 160.820  hội viên (đạt 83% so với hộ nông nghiệp toàn tỉnh).
Thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 229 về “Xây dựng mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp”.
Nhờ tham gia chi hội nghề nghiệp nông dân, nhiều hộ trồng rau ở xã Đài Loan đã nâng cao thu nhập. (ảnh: H.Y)
Nhờ tham gia chi hội nghề nghiệp nông dân, nhiều hộ trồng rau ở xã Đài Loan đã nâng cao thu nhập. (ảnh: H.Y)
Theo đó, tỉnh Hội chọn Hội ND huyện Cát Tiên, huyện Đạ Huoai để chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình chi Hội nghề nghiệp, đồng thời chỉ đạo Hội ND các huyện, thành phố lựa chọn một cơ sở Hội để hướng dẫn xây dựng mô hình tổ Hội nghề nghiệp điểm.
Hội ND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên nông dân; gắn việc kiểm tra, đánh giá hoạt động chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp với các đợt kiểm tra công tác Hội để từ đó hướng hoạt động của chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng: Việc sinh hoạt chi, tổ Hội nghề nghiệp theo phương thức “5 tự, 5 cùng” rất phù hợp với các thành viên có cùng một loại hình sản xuất. Cụ thể: “5 tự” là tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm và “5 cùng” cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ. Các thành viên cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, thông tin thị trường, giá cả; bàn giải pháp sản xuất có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giúp nhau về cây, con giống, vốn, đặc biệt là việc liên kết sản xuất từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm… Thông qua hoạt động của chi, tổ Hội nghề nghiệp hội viên còn giúp nhau có công ăn việc làm, thu nhập ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững. Sinh hoạt của các chi, tổ Hội nghề nghiệp đa số được duy trì 3 tháng/lần.
Giúp nông dân hợp tác với doanh nghiệp
Bà Nguyễn Thị Tường Vy cho biết: Qua 3 năm triển khai, đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 18 chi Hội nghề nghiệp với 759 thành viên tham gia. Trong đó: 3 chi Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực ngành nghề thủ công, 15 chi Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; 15 tổ Hội nghề nghiệp với 400 thành viên tham gia. Trong đó: 14 tổ Hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, 1 tổ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh được thành lập ở 10/12 huyện, thành phố. 

Thời gian tới các cấp Hội ND tỉnh Lâm Đồng tiếp tục tuyên truyên xây dựng và nhân rộng các mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp… Hàng năm, phấn đấu Hội ND các huyện, thành phố có thành lập mới ít nhất là 3 tổ Hội nghề nghiệp và 1 chi Hội nghề nghiệp.

Nhiều mô hình chi Hội nghề nghiệp, tổ Hội nghề nghiệp có cách làm hay, hiệu quả. Điển hình như: Chi Hội trồng rau Đà Rgiềng (xã Đà Loan, huyện Đức Trọng) được Hội ND thành lập với 30 thành viên tham gia. Ngay sau khi thành lập, các thành viên trong chi Hội được Hội ND tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội. Đặc biệt, Hội ND huyện đã giới thiệu để chi Hội trồng rau Đà Rgiềng (xã Đà Loan) hợp tác với Công ty TNHH Orion Vina về tổ chức liên kết sản xuất hợp đồng trồng và tiêu thụ khoai tây vụ đông.
Phó Chủ tịch Hội ND xã Đà Loan - Trần Bảo Nguyên cho biết: “Công ty phối hợp Hội ND tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ trồng khoai tây và cung cấp nguồn giống tốt, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật chăm sóc. Hội ND xã có trách nhiệm tìm nguồn đất vận động hội viên tham gia mô hình liên kết. Chi hội trồng rau có 30 thành viên đã liên kết sản xuất với Công ty TNHH Orion Vina, các vựa rau, củ, quả tại địa phương và chợ đầu mối, chợ Liên Nghĩa cho lợi nhuận bình quân trên 200 triệu/ha/năm”.
Hay các chi Hội trồng dâu, nuôi tằm ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Di Linh, Lâm Hà cũng được Hội ND cho đi tham quan học tập mô hình trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh; đồng thời ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua kén tằm tại TP.Bảo Lộc, giúp hội viên có đầu ra ổn định, qua đó ổn định sản xuất và thu nhập.
Theo bà Vy, để hỗ trợ phát triển các chi, tổ Hội nghề nghiệp, Hội ND các cấp tỉnh Lâm Đồng tập trung khai thác các nguồn vốn vay hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất. Cụ thể, với 23,95 tỷ đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp 33 nhóm hộ nông dân và 782 hội viên vay vốn; 377 hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 11,310 tỷ đồng; 313 hộ vay vốn Ngân hàng NNPTNT với số tiền trên 31 tỷ đồng. 
Theo Thu Hà (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.