Nông dân kéo về thủ đô New Delhi biểu tình đòi cải thiện giá nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các hội đoàn nông dân từ các bang vựa ngũ cốc phía bắc Ấn Độ kêu gọi biểu tình sau khi nỗ lực đàm phán giữa họ với các quan chức nhằm đảm bảo mức giá tối thiểu cho hàng loạt loại cây trồng đã thất bại, theo Reuters.
Tắc đường cao tốc New Delhi- Gurhaul ngày 13/2 vì nông dân biểu tình. Ảnh: AFP

Tắc đường cao tốc New Delhi- Gurhaul ngày 13/2 vì nông dân biểu tình. Ảnh: AFP

Trưa 13/2, cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán những người tuần hành tại Shambhu, điểm giao cắt giữa hai bang Punjab và Haryana, cách New Delhi khoảng 230 km về phía bắc.

Cuộc tuần hành này là mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình tương tự bắt đầu từ hơn hai năm trước và diễn ra vài tháng trước cuộc bầu cử toàn quốc. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba, trong khi nông dân trở thành nhóm cử tri có ảnh hưởng trong cuộc bầu cử này.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ấn Độ Arjun Munda cho biết sau cuộc đàm phán, một số vấn đề đã được giải quyết nhưng vẫn cần thảo luận thêm. "Mọi vấn đề đều giải quyết được thông qua đối thoại. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được giải pháp đồng thuận", ông nói.

Cảnh sát đã cấm hoạt động tụ tập quy mô lớn ở New Delhi và phong tỏa các tuyến đường chính dẫn từ Punjab đến thủ đô Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ công bố giá tối thiểu cho hơn 20 loại cây trồng mỗi năm, nhưng mua gạo và lúa mì ở mức giá này, lợi ích chỉ cho khoảng 6% nông dân.

Năm 2021, khi chính quyền Thủ tướng Modi bãi bỏ luật nông nghiệp sau khi nông dân phản đối, chính phủ cho biết sẽ thành lập một hội đồng để tìm cách đảm bảo hỗ trợ giá cho tất cả các loại cây trồng.

2/3 trong số 1,4 tỷ người Ấn Độ là người làm nông nghiệp, lĩnh vực chiếm 1/5 GDP của đất nước. Nông dân là lực lượng bỏ phiếu có ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ.

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai xin nghỉ hưu trước tuổi

Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai xin nghỉ hưu trước tuổi

 (GLO)- Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ về 3 trường hợp công chức, trong đó có 2 đồng chí là lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Gia Lai: Tạm giam 2 vợ chồng giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác

Gia Lai: Tạm giam 2 vợ chồng giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác

(GLO)-Theo nguồn tin của Báo Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Pleiku đã tạm giam đối với Trần Thị Tâm (SN 1970) và Lê Hữu Thống (SN 1969, cùng trú tổ 5, phường Hội Thương, TP.Pleiku) để điều tra về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và xâm phạm chỗ ở của người khác.

Gia Lai: Bắt đối tượng truy nã sau 24 năm lẩn trốn

Gia Lai: Bắt đối tượng truy nã sau 24 năm lẩn trốn

(GLO)- Ngày 18-2, Công an tỉnh Gia Lai cho biết Trại Tạm giam Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh đã bắt giữ đối tượng Đặng Đình Bình (SN 1979, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; thường trú tại Đội 5, Nông trường Ia Grai, huyện Ia Grai).

Kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ của 7 ban chỉ đạo, 1 tổ giúp việc, 1 tổ công tác

Gia Lai: Kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ của 7 ban chỉ đạo, 1 tổ giúp việc, 1 tổ công tác

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa có Quyết định số 1535-QĐ/TU kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ công tác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy thành lập và do các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh làm cơ quan thường trực.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.