Nông dân Kdang thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- “Toàn xã chỉ còn 6 hộ nghèo trong tổng số 1.323 hộ hội viên nông dân; 400 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và năm 2021 có 800 hộ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu này”-thông tin từ Phó Chủ tịch UBND xã Kdang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) Nguyễn Thanh Phú khiến chúng tôi không khỏi tò mò.

Trực tiếp dẫn chúng tôi đến tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình trong xã, ông Nguyễn Thanh Phú thông tin thêm: “Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã chỉ đạo các chi hội hướng dẫn hội viên đăng ký phấn đấu sản xuất kinh doanh giỏi. Trong các buổi sinh hoạt, hội viên sản xuất giỏi được nêu gương và chia sẻ kinh nghiệm của mình đến mọi người. Nhờ đó, hội viên sản xuất giỏi trên địa bàn ngày một tăng, số hộ nghèo giảm dần”.

Anh Xuin (làng Ktăng) là hộ nông dân duy nhất của xã đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ảnh: Anh Huy
Anh Xuin (làng Ktăng) là hộ nông dân duy nhất của xã Kdang (huyện Đak Đoa) đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Ảnh: Anh Huy


Cùng với đó, Hội tập trung tuyên truyền, vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, Hội đã triển khai cho hội viên đăng ký mua 10.000 cây cà phê giống phục vụ tái canh với giá ưu đãi từ Công ty TNHH Nestle Việt Nam. Tính đến hết tháng 6-2021, Hội nhận ủy thác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện số tiền 6 tỷ đồng cho 242 hộ vay; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện quản lý số tiền trên 19 tỷ đồng cho 256 thành viên thuộc 8 tổ nông dân ở 12 thôn, làng vay đầu tư chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi.

Là hội viên sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, anh Xuin (làng Ktăng) cho biết: “Nhà mình trồng cà phê từ năm 1996. Lúc đó, vợ chồng mình được bố mẹ cho 300 cây cà phê. Sau khi nhận vườn, mình tích cực tham gia các lớp tập huấn và học hỏi những người xung quanh rồi làm theo từ cách bón phân, tỉa cành, ép xanh, tưới nước… Nhờ đó, năng suất, chất lượng vườn cây được cải thiện rõ rệt”. Hiện tại, gia đình anh có 5 ha cà phê, trong đó có 3,5 ha cà phê kinh doanh. Năm 2020, anh thu về hơn 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ngoài ra, anh Xuin còn nuôi thêm 5 con bò, canh tác 5 sào lúa nước và dự định sẽ trồng thêm 1 sào cây ăn quả. Mặt khác, anh còn tích cực hướng dẫn các hội viên về kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi.

Ông Mai Văn Ở (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa) bên vườn dâu tây. Ảnh: Anh Huy
Ông Mai Văn Ở (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa) bên vườn dâu tây. Ảnh: Anh Huy


Một điển hình cho sự thành công khác là ông Mai Văn Ở (thôn Hà Lòng 2). Trước khi chuyển sang trồng dâu tây, phúc bồn tử và một số loại cây khác, gia đình ông sở hữu hơn 4 ha cao su, cà phê, hồ tiêu. Song vì giá cả các loại cây trồng này bấp bênh, cộng với dịch bệnh hoành hành nên ông quyết định chuyển đổi cây trồng. Chia sẻ về điều này, ông Ở cho hay: “Trước đây, tôi được người quen cho 2 chậu dâu tây. Khi đó, tôi chưa mấy quan tâm đến loại cây trồng này. Tuy nhiên, thấy cây dâu tây không cần chăm sóc nhiều mà vẫn phát triển xanh tốt nên tôi liền nhân giống trồng để lấy quả ăn”. Năm 2019, khi giá cao su, cà phê tiếp tục rớt thảm, hồ tiêu bị dịch bệnh chết hết, ông quyết định trồng thử nghiệm 2 sào dâu tây. “Giống dâu tây Mỹ Đá có khả năng kháng bệnh cao và cho quả to đều. Sau khi thu hoạch, tôi gửi đi Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ với giá 60-150 ngàn đồng/kg và được thị trường đón nhận. Vì vậy, tôi mở rộng diện tích lên 6 sào, mỗi sào trồng khoảng 3.000-4.000 cây”-ông cho biết. Mỗi ngày, gia đình ông thu hoạch trên 1,2 tạ dâu tây. Ông đang làm đất mở rộng diện tích trồng khoảng 100.000 chậu. Mặt khác, ông còn trồng 1 ha khoai lang tím và đang thử nghiệm hơn 2 sào cây phúc bồn tử, nho xanh. Thời gian qua, ông đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương.  

Xã Kdang hiện có 3.446,9 ha cà phê, hơn 271 ha hồ tiêu và gần 84 ha cao su tiểu điền. Ngoài trồng trọt, bà con nông dân còn chăn nuôi gần 9.000 con gia súc và hơn 9.700 con gia cầm. “Năm 2021, chúng tôi phấn đấu có thêm 3 hộ hội viên nông dân thoát nghèo. Đồng thời, sẽ ra mắt 1 tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi dê và thành lập Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” để hỗ trợ nhau trong sản xuất, hướng tới không còn hội viên nghèo”-Phó Chủ tịch UBND xã cho biết.

 

 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.