Nông dân Gia Lai nhộn nhịp ra đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau những ngày vui Xuân đón Tết, nông dân các địa phương trong tỉnh đã ra đồng chăm sóc cây trồng, tập trung tưới nước đợt I cho cây cà phê, mong ước năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

 Nông dân xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) chở ống nước tưới cà phê đợt I. Ảnh: N.D
Nông dân xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) chở ống nước tưới cà phê đợt I. Ảnh: N.D

Sáng mùng 4 Tết, dọc tuyến đường từ ngã ba La Sơn (TP. Pleiku) đi vào các xã Ia Tiêm, Bờ Ngoong (huyện Chư Sê), Ia Băng và các xã của huyện Đak Đoa, không khí Xuân vẫn đang tràn ngập. Hòa với dòng người đi du Xuân, những chiếc xe công nông chở ống nước, máy bơm tất bật hướng về những rẫy cà phê để tưới nước đợt I.

Cùng vợ đưa ống nước, máy bơm lên xe công nông chở vào rẫy tưới nước cho 2 ha cà phê, anh  Phan Xuân Mai (thôn 19, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) vui vẻ nói: Mùng 4 Tết, chúng tôi lại quay về với công việc hàng ngày của mình. Thời điểm này những năm trước, cây cà phê đã tưới được 2 đợt rồi. Năm nay mưa muộn nên không phải tưới gấp vào những ngày áp Tết. Hầu hết người trồng cà phê đón Tết vui vẻ rồi mới bắt đầu tưới nước đợt I. Còn anh Siu Mát (làng Ngól, xã Ia Tiêm) cho biết: Năm vừa rồi, cà phê bị hạn, mất mùa nhưng bù lại được giá. Năm nay, gia đình đón Tết vui vẻ. Không khí Xuân vẫn còn nhưng mình phải đi tưới nước cho 1,7 ha cà phê của gia đình. Mong sao năm mới thuận lợi để bà con nông dân yên tâm làm ăn.  

Còn ông Đinh Văn Đính (làng Kó, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah) thì sáng mùng 4 Tết đã đi chăm sóc 1.700 m2 chanh dây đang chuẩn bị thu hoạch và tưới nước đợt I cho 800 cây cà phê. Theo ông Đính, ngoài cây chanh dây và cà phê, gia đình còn trồng 1.000 trụ hồ tiêu, trong đó có 300 trụ đang trong giai đoạn kinh doanh. “Không riêng gì tôi mà các hộ trồng hồ tiêu trên vùng đất mới Chư Đăng Ya này trong dịp Tết đều phải túc trực 100% để chăm sóc và bảo vệ vườn hồ tiêu tốt nhất”-ông Đính cho biết.

 

 Nông dân bón phân cho cây lúa. Ảnh: N.D
Nông dân bón phân cho cây lúa. Ảnh: N.D

Trong khi nông dân các huyện phía Tây tỉnh tất bật tưới nước cho cà phê thì tại các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh, bà con đã ra đồng thu hoạch mía. Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc Nguyên liệu Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai, cho biết: Từ sáng mùng 4 Tết, nông dân trong vùng nguyên liệu của Công ty đã ra đồng đốn mía. Sáng mùng 5 Tết, lượng mía nhập về nhà máy khoảng 3.500 tấn phục vụ ngày ra quân đầu năm. Nhằm chia sẻ và tạo điều kiện để các hộ trồng mía chi tiêu trong dịp Tết, Công ty đã chủ động tạm ứng tiền trước cho nông dân đón Tết vui vẻ…

Riêng tại huyện Chư Pưh, từ trước Tết Nguyên đán, người dân các xã đã ra quân nạo vét kênh mương thủy lợi. “Ngày mùng 6 Tết, huyện tổ chức lễ ra quân đầu năm nạo vét kênh mương tại công trình Plei Thơ Ga, hướng dẫn nông dân chuyển đổi 20 ha lúa nước bấp bênh sang trồng rau màu để tránh hạn cuối vụ”-ông Nguyễn Văn Khanh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết.

Một mùa xuân nữa lại về, nông dân các địa phương trong tỉnh đã trở lại với việc đồng áng. Tất cả đều hy vọng năm mới mưa thuận gió hòa, cây trồng phát triển tốt tạo nên mùa vàng bội thu, giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.