'Nóng' cuộc chạy đua thiết kế xe tự hành trên mặt Trăng cho NASA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 3/4, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo 3 công ty Intuitive Machines, Lunar Outpost và Venturi Astrolab đang chạy đua phát triển các thế hệ mới của Phương tiện địa hình Mặt trăng (LTV)

Xe tự hành mà các phi hành gia thuộc chương trình Artemis sẽ lái quanh vùng cực Nam của mặt Trăng vào năm 2030.

Hình ảnh mô phỏng tàu đổ bộ Blue Moon của công ty Blue Origin, có sứ mệnh đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng theo chương trình Artemis. Ảnh: AFP/TTXVN

Hình ảnh mô phỏng tàu đổ bộ Blue Moon của công ty Blue Origin, có sứ mệnh đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng theo chương trình Artemis. Ảnh: AFP/TTXVN

Các công ty nói trên được giao nhiệm vụ thiết kế các mẫu LTV theo hợp đồng với tổng giá trị tối đa là 4,6 tỷ USD. Sau các cuộc tuyển chọn khắc nghiệt, NASA sẽ chọn ra một công ty phù hợp nhất để làm đối tác cung cấp LTV. Công ty được chọn sẽ không chỉ chịu trách nhiệm chế tạo xe tự hành trên Mặt Trăng, mà phải còn chịu trách nhiệm hỗ trợ đưa phương tiện này đến vùng cực Nam của mặt Trăng. Đây cũng sẽ là xe tự hành trên Mặt Trăng đầu tiên của Mỹ, kể từ Xe lưu động Mặt Trăng ra mắt trong sứ mệnh Apollo 15 vào năm 1971.

Cho đến nay, NASA đã thực hiện một sứ mệnh thuộc Chương trình Artemis - Artemis 1, đưa tàu Orion lên quỹ đạo Mặt Trăng (và quay trở lại) vào cuối năm 2022. Theo kế hoạch, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa 4 phi hành gia di chuyển quanh Mặt Trăng vào tháng 9/2025, trong khi Artemis 3 sẽ tiếp cận khu vực gần cực Nam mặt Trăng một năm sau đó. Ngoài ra, NASA cũng muốn có một LTV trên Mặt Trăng để phi hành đoàn Artemis 5 lái quanh vùng cực Nam vào năm 2030.

Trong số ứng cử viên nêu trên, công ty Intuitive Machines (có trụ sở tại Texas) đã gây tiếng vang lớn khi tàu Odysseus của họ trở thành tàu vũ trụ đầu tiên của Mỹ đáp xuống Mặt Trăng kể từ sứ mệnh Apollo 17 (có người lái) vào năm 1972. Khoản tài chính hỗ trợ ban đầu dành cho Intuitive Machines trong dự án này là 30 triệu USD.

Theo Intuitive Machines, công ty này sẽ phối hợp phát triển Xe thám hiểm tự động tái sử dụng có phi hành đoàn (RACER) cùng các đối tác là công ty thiết bị di động AVL (Áo), hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ), hãng sản xuất lốp xe Michelin (Pháp) và công ty hàng không vũ trụ quốc phòng Northrop Grumman (Mỹ).

Trong khi đó, Venturi Astrolab đang nghiên cứu chế tạo tàu thăm dò và hậu cần linh hoạt (FLEX) cùng đối tác là Axiom Space và Odyssey Space (cùng của Mỹ). Thiết kế ban đầu của xe tự hành này đã được công ty "trình làng" vào năm 2022. Venturi Astrolab cho biết: “Xe tự hành FLEX được thiết kế để chở 2 phi hành gia, hỗ trợ khám phá khoa học bằng cánh tay robot, vận chuyển hàng hóa và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt ở cực Nam Mặt Trăng”.

Về phần mình, Lunar Outpost hợp tác với Lockheed Martin, General Motors, Goodyear (cùng của Mỹ) và MDA Space (Canada) để chế tạo Lunar Dawn LTV. Ông Justin Cyrus - Giám đốc điều hành của Lunar Outpost - cho biết: “Chúng tôi đang tận dụng thế mạnh công nghệ tiên tiến và ngành công nghiệp ô tô để cung cấp một phương tiện địa hình có khả năng cho phép chúng ta sống và làm việc trên bề mặt Mặt Trăng”.

Lunar Outpost cũng đang lên kế hoạch đưa một xe thám hiểm cỡ nhỏ không có người lái lên Mặt Trăng vào cuối năm nay, với mục tiêu trở thành công ty tư nhân thứ 2 đổ bộ Mặt Trăng, sau Intuitive Machines.

Có thể bạn quan tâm

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Chuyên gia cảnh báo AI đe dọa ngành báo chí toàn cầu

Các chuyên gia truyền thông hàng đầu đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nền báo chí thế giới tại Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của các Biên tập viên Truyền thông châu Âu - Mỹ Latinh và Caribe diễn ra tại thành phố Cartagena của Colombia.

Gia Lai có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024-2025

Gia Lai có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2024-2025

(GLO)- Chiều 21-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh trao giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2024-2025. Gia Lai xuất sắc có 2 dự án đạt giải nhì và ba tại cuộc thi lần này.

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình liên kết để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 19-3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai đã nghiệm thu nhiệm vụ xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Hướng đến phân loại rác từ hộ gia đình, bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng bắt tay sáng chế thùng rác thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với "chi phí thấp nhưng hiệu quả cao"... đây là dự án lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh của nhóm bạn trẻ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số, AI, Big Data vào quản lý, giám sát

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số, AI, Big Data vào quản lý, giám sát

(GLO)- Tại Chỉ thị số 08/CT-TTg về đẩy mạnh phòng-chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) vào công tác quản lý, giám sát.