Nỗi lo, áp lực được giải tỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hai thông tin quan trọng thu hút sự quan tâm của dư luận gần đây là học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường và triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Theo đó, tại TP. Pleiku, từ ngày 12-4, học sinh bậc mầm non, tiểu học đến trường học trực tiếp. Trẻ tiếp tục đến trường là niềm phấn khởi không chỉ của trẻ, thầy-cô giáo, phụ huynh mà với cả xã hội. Sau thời gian nghỉ học vì dịch bệnh, xa lớp xa trường, xa thầy cô bạn bè, chỉ quẩn quanh trong nhà, giờ là lúc các em được giải tỏa bức bối, căng thẳng để thực sự hồn nhiên vô tư đúng với lứa tuổi của mình.
Tất nhiên khi trở lại lớp học, trước đó, các thầy-cô giáo và phụ huynh cũng đã phải vất vả lo toan, chuẩn bị để con trẻ có nơi học tập, vui chơi an toàn và tốt nhất. Một giáo viên mầm non ở TP. Pleiku cho biết: Từ nhiều ngày trước khi mở lớp, giáo viên, nhân viên nhà trường đã quét dọn sân trường, vệ sinh, lau dọn các phòng, bàn ghế, cửa ngõ chu đáo. Trường cũng tổ chức phun khử khuẩn trong và ngoài lớp học, dụng cụ, đồ chơi, sách vở cho trẻ. Các cô chủ động nước sát khuẩn, dự phòng khẩu trang, xà phòng rửa tay, dụng cụ, thuốc men phòng khi trẻ ho, sốt, khó thở cũng như kết nối với đường dây nóng của ngành Y tế để hỗ trợ khi cần. “Nói chung, chúng tôi bám sát thực hiện theo hướng dẫn của các ngành một cách nghiêm túc, đầy đủ. Trong ngày học đầu tiên đã có hơn 80% số trẻ đến lớp. Số vắng một phần do cha mẹ còn phân vân, có vấn đề về sức khỏe và trẻ “bám” gia đình quá lâu nên “ngại” quay lại với trường lớp, các cô, bạn bè. Tin rằng tuần tới, các cháu sẽ đến lớp đầy đủ hơn”-cô cho biết.
dfsdf
Giáo viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Hội Thương, TP. Pleiku) dạy trẻ rửa tay đúng cách để phòng-chống dịch Covid-19. Ảnh: Mộc Trà
Việc các cháu mầm non đến lớp trở lại có rất nhiều ý nghĩa. Không chỉ việc chăm sóc, giáo dục trẻ không bị đứt đoạn, chậm trễ mà còn giúp giải tỏa áp lực cho gia đình, người thân của trẻ để chủ động trở lại với công việc, duy trì hoạt động của cơ sở giáo dục và trên hết là việc làm và thu nhập cho giáo viên, nhất là giáo viên mầm non tư thục. Vâng, việc làm và thu nhập của giáo viên mầm non, bài toán quá nan giải không chỉ trong thời gian đóng cửa vì dịch, mà còn vì tương lai lâu dài với một chính sách căn cơ hơn.
Với học sinh tiểu học, việc trở lại trường cũng đem lại niềm phấn khởi không kém. Lâu nay, chú Chín ở gần nhà tôi vò đầu bứt tai vì vợ chồng túi bụi với xưởng gỗ, trong khi 2 cậu con trai: Hoàng (lớp 2/5 Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, phường Hội Phú, TP. Pleiku) và Khải (lớp 7/3 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân, cùng phường) “làm bạn” với ti vi, điện thoại, học online “bữa đực bữa cái”. Chú Chín kể khổ, than trời mà chẳng có cách gì quản lý và giáo dục được. “Giờ mấy nhỏ đi học lại, nói thật nhà em đã nhẹ “gánh nặng”. Không phải vì “bán cái” cho nhà trường mà dịch giã, học hành lõm bõm mình không yên tâm”-chú Chín giãi bày. Không riêng chú Chín, nhiều gia đình cũng bối rối, lo lắng, thậm chí lo sợ vì điều đó.
Còn tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, từ cuối tháng 3-2022, Chính phủ Úc đã cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vắc xin Pfizer và Moderna dùng cho việc này. Chủ trương và quyết định tiêm cho trẻ thuộc đối tượng này cũng đã trải qua quá trình thăm dò, tranh luận, lấy ý kiến nhiều chiều, đặc biệt là của các chuyên gia và nhà quản lý trong và ngoài nước.
Và từ ngày 14-4, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai tiêm vắc xin cho các cháu trong độ tuổi này. Sau đó là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Tiêm vắc xin cho trẻ trong độ tuổi này là cần thiết, bởi theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, mọi người nên tiêm vắc xin, ngay cả khi đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh. Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm đối với nhân loại.
Thực hiện kế hoạch quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh ngày 1-4 cũng đã ban hành Kế hoạch số 169/KH-BCĐ về triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể phấn đấu đạt trên 95% đối tượng trẻ trong các trường học công lập và ngoài công lập, các cơ sở bảo trợ xã hội, các địa phương được tiêm. Phấn đấu trên 95% đối tượng trẻ (nếu cha mẹ đồng ý và ký cam kết) tiêm vắc xin phòng Covid-19. Số lượng đối tượng dự kiến sẽ tiêm là 212.217 trẻ. Nhu cầu vắc xin là 443.534 liều. Thời gian tiêm chủng đồng loạt triển khai trong năm 2022. Điểm tiêm cố định gồm 17 trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố; 220 điểm tiêm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm khác được bố trí. Kế hoạch cũng rất chi tiết yêu cầu kiện toàn hệ thống tổ chức, lập danh sách đối tượng tiêm, tập huấn, truyền thông, hậu cần, kiểm tra giám sát, thống kê...
Như vậy có thể thấy, cùng với các địa phương, Gia Lai đã sẵn sàng để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Điều người viết muốn nhấn mạnh, đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, trực tiếp là Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh. Quý phụ huynh và người thân của trẻ cần ủng hộ, đồng thuận và chuẩn bị tâm lý, điều kiện cần thiết để chiến dịch tiêm vắc xin lần này đạt kế hoạch, tiến độ, an toàn, đảm bảo yêu cầu đề ra.
THẤT SƠN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.