Nơi khách hàng gửi gắm niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phòng Giao dịch Cheo Reo (BIDV Phố Núi) vừa tổ chức hội nghị tri ân khách hàng với sự tham gia của gần 100 khách hàng thân thiết và đại diện chính quyền địa phương. Sự kiện quan trọng này đánh dấu quá trình phát triển của Phòng Giao dịch Cheo Reo tại địa bàn huyện Chư Sê.
Ngày 23-5-2015, Chi nhánh Phố Núi trực thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Phố Núi) chính thức hoạt động trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Gia Lai (trụ sở chính tại 242 Nguyễn Tất Thành, TP. Pleiku) và mạng lưới hoạt động bao gồm 4 phòng giao dịch (PGD): PGD Hùng Vương tại TP. Pleiku, PGD Ayun Pa tại thị xã Ayun Pa, PGD Chư Prông tại huyện Chư Prông và PGD Cheo Reo tại huyện Chư Sê. Sau gần 5 năm hoạt động dưới thương hiệu BIDV Phố Núi, các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị không ngừng được cải thiện, tăng trưởng toàn diện về quy mô tín dụng, huy động vốn lẫn thị phần, được khách hàng tín nhiệm, lựa chọn. Chi nhánh đã được trụ sở chính công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 4 năm liên tục (2015-2018).
 Tập thể cán bộ, nhân viên BIDV Phố Núi. Ảnh: S.C
Tập thể cán bộ, nhân viên BIDV Phố Núi. Ảnh: S.C
Những năm qua, BIDV Phố Núi đã tích cực đầu tư nâng cấp hệ thống PGD nhằm đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Một trong số PGD được BIDV Phố Núi đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất trong năm 2019 là PGD Cheo Reo (796 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê). Đây là một trong các PGD có hiệu quả kinh doanh và chất lượng hoạt động dẫn đầu Chi nhánh. Đến cuối năm 2018, tổng dư nợ của PGD Cheo Reo đạt hơn 500 tỷ đồng, bằng 239% so với thời điểm sáp nhập; huy động vốn đạt 150 tỷ đồng, bằng 203% so với thời điểm sáp nhập. Không chỉ tăng trưởng về quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động của đơn vị cũng không ngừng được củng cố qua từng năm. Năm 2016, PGD Cheo Reo được hệ thống BIDV công nhận là PGD hạng I; năm 2017, PGD Cheo Reo vinh dự là một trong 85 PGD hạng đặc biệt theo tiêu chí xếp loại của BIDV trên tổng số 818 PGD của toàn hệ thống.
Ông Nguyễn Hữu Tâm-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê: “Trong thời điểm hiện nay, tôi tin tưởng rằng, PGD Cheo Reo với chức năng kinh doanh đa dạng, công nghệ hiện đại cộng với tiềm lực vốn có của hệ thống BIDV sẽ là nhân tố góp phần đáng kể về nguồn vốn và cung ứng các dịch vụ tiền tệ, thanh toán đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trên địa bàn, phục vụ đắc lực cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các chương trình kinh tế lớn mang tính chiến lược của tỉnh và của quốc gia trên địa bàn Chư Sê”.

Song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện chủ trương chung tay vì cộng đồng của BIDV nói chung và BIDV Phố Núi nói riêng, hàng năm, PGD Cheo Reo đã tổ chức và tham gia các hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa như: Trao tặng quà Tết cho đồng bào nghèo huyện Chư Sê, trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó nhân dịp khai giảng đầu năm học. Đặc biệt, trong tình hình kinh tế địa phương gặp khó khăn do nhiều hộ dân trồng hồ tiêu bị thiệt hại, PGD đã chủ động tạo điều kiện hỗ trợ, giúp khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng trên địa bàn huyện Chư Sê cạnh tranh quyết liệt bởi có sự có mặt rất nhiều chi nhánh, PGD; PGD Cheo Reo vẫn là địa chỉ đáng tin cậy để người dân gửi gắm niềm tin, lựa chọn đồng hành phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyện tăng trưởng qua từng năm. Ông Nguyễn Văn Lộc-chủ Doanh nghiệp tư nhân Lộc Liên, một khách hàng truyền thống của PGD-chia sẻ: “Từ khi PGD Cheo Reo được thành lập đã đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho bà con nông dân, các hộ sản xuất kinh doanh cũng như các tổ chức kinh tế khác. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có phong cách giao dịch chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự, tạo sự gần gũi giữa khách hàng với ngân hàng. Một ưu điểm nổi bật nữa là thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh gọn giúp khách hàng không phải đi lại nhiều lần”.
Trong những năm gần đây, Chư Sê là điểm đến của các dự án đầu tư gắn với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra định hướng duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tìm kiếm, tranh thủ và huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, mở rộng diện tích cây công nghiệp... 
Vượt qua những khó khăn, thách thức ở giai đoạn khởi đầu, PGD Cheo Reo đã từng bước khẳng định được vị trí, tên tuổi trên địa bàn Chư Sê, được đông đảo khách hàng tin tưởng, yêu mến. Giờ đây, PGD Cheo Reo đang tiến về phía trước với một tâm thế mới trẻ trung, đoàn kết, gắn với phong cách chuyên nghiệp-chu đáo-chất lượng nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tốt nhất, xứng đáng là một đơn vị của ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam do The Asian Banker-tạp chí tài chính ngân hàng hàng đầu của khu vực châu Á-bình chọn.
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

null