Nỗ lực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26 và 2-/6 tới đây, hơn 1,17 triệu thí sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025. Ngành giáo dục và đào tạo và các địa phương đang nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Không khí ôn luyện trong các lớp học cuối cấp như đặc quánh áp lực và quyết tâm. Tại Trường trung học phổ thông Chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), em Phạm Đức Thịnh chia sẻ: “Môn Ngữ văn năm nay yêu cầu cao về sáng tạo và vận dụng thực tế, cho nên em đã chủ động đọc thêm nhiều tài liệu ngoài sách giáo khoa”.

Học sinh lớp 12 miệt mài ôn luyện trong những ngày cuối cùng trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Học sinh lớp 12 miệt mài ôn luyện trong những ngày cuối cùng trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Theo cô Phạm Thị Nương, giáo viên Ngữ văn của trường, học sinh được yêu cầu đọc ít nhất 30 tác phẩm ngoài chương trình để nâng cao khả năng ứng dụng. 3 năm qua, các em đã tiếp cận khoảng 200 văn bản - đa dạng về nội dung và không có sẵn bài mẫu - nhằm phát triển tư duy độc lập.

Tại Trường trung học phổ thông Minh Quang (Tuyên Quang), Đỗ Thị Thảo My chia sẻ: “Em phải đi bộ hơn 10 km mỗi ngày để đến trường ôn thi. Dù vất vả nhưng em quyết không bỏ cuộc, vì đây là cơ hội duy nhất để thay đổi cuộc sống”.

Không đặt mục tiêu quá cao, nhưng học sinh nơi đây phải vượt qua nhiều rào cản như thiếu tài liệu học tập, giao thông cách trở và cơ sở vật chất còn hạn chế. Dù vậy, vào đại học vẫn là mục tiêu của nhiều học sinh để các em bền bỉ phấn đấu.

Thầy Trần Minh Cương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều em mơ ước trở thành giáo viên hoặc theo đuổi các ngành nghề thiết thực. Dù tỷ lệ học sinh đăng ký sư phạm không cao, nhưng tinh thần quyết tâm và ý chí vươn lên là điều rất đáng trân trọng. Chúng tôi luôn khuyến khích các em không chỉ học để thi, mà còn học để vượt lên hoàn cảnh”.

Em Ma Thị Dung, học sinh lớp 12 chia sẻ: “Em rất tin vào khả năng của mình, dù phải thức khuya nhiều ngày liền để ôn tập. Em muốn vươn xa hơn chính những gì mình đang có”.

Các thầy, cô giáo cũng đang nỗ lực gấp nhiều lần để đồng hành cùng các em trong chặng nước rút. Cô Nguyễn Thị Oanh, giáo viên môn Toán tại Trường trung học phổ thông Chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), chia sẻ: “Chúng tôi vừa củng cố kiến thức, vừa chủ động thiết kế các dạng bài mang tính thực tiễn cao, giúp học sinh làm quen với yêu cầu vận dụng và tư duy linh hoạt”.

Từ góc nhìn của giáo viên Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Thúy Lan cho rằng, thay đổi trong đề thi đang đặt ra yêu cầu toàn diện trong cách dạy, cách học. Không còn những cơn mưa điểm 9 như trước. Điểm 8 là giỏi và điểm 6-7 sẽ phổ biến vì đề đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ, hiểu sâu, và có quan điểm riêng. Các thí sinh không thể chỉ ghi nhớ mà phải biết cách lập luận, phản biện, thể hiện tư duy cá nhân.

Một trong những điểm mới đáng chú ý năm nay là việc chuyển đề thi qua hệ thống truyền dữ liệu bảo mật do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý - thay thế cho phương thức vận chuyển vật lý như trước. Sau 2 năm thí điểm, hệ thống này hiện đã được triển khai đồng bộ trên toàn quốc. Công tác in sao đề thi vẫn được tổ chức theo quy trình ba vòng độc lập, với sự giám sát nghiêm ngặt của lực lượng an ninh và hệ thống camera hoạt động 24/24 giờ.

Lực lượng công an từ cấp xã đến tỉnh, thành phố được huy động để bảo vệ kỳ thi. Các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triển khai các đợt tập huấn kỹ lưỡng tại từng địa phương theo phương thức “cầm tay chỉ việc”.

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng lưu ý: Các địa phương cần chủ động xây dựng phương án ứng phó các tình huống bất thường, dự báo rủi ro và tăng cường kiểm tra, giám sát. Năm nay, công tác chấm thi sẽ do thanh tra phụ trách, còn các khâu khác sẽ do các đoàn kiểm tra đảm nhiệm.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Huỳnh Văn Chương nêu rõ: Đề thi theo sẽ mở rộng kiểm tra năng lực tư duy, giảm bớt việc học thuộc lòng máy móc. Học sinh cần hiểu bản chất kiến thức để đạt được điểm phân hóa cao như 8, 9, 10.

Theo Thu Trang (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Nhìn lại hành trình tiếp sức mùa thi

Trở về nhà sau những ngày tiếp sức mùa thi, Tô Khánh Vân, Đội trưởng sinh viên tình nguyện Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tại điểm Trường THCS-THPT Chu Văn An, chia sẻ, em đã có một mùa hè đáng nhớ khi được đồng hành cùng các bạn học sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

null