Niềm vui từ vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vụ Đông Xuân 2019-2020, nhờ gieo sạ sớm 1 tháng để tránh hạn, kết hợp với việc nhân rộng cánh đồng lúa lớn một giống, đưa vào sản xuất nhiều giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt nên nông dân huyện Ia Pa đón một vụ mùa bội thu.
Trong vụ Đông Xuân 2019-2020, huyện Ia Pa gieo trồng được gần 2.900 ha lúa nước. Thời điểm này, nông dân đã thu hoạch được khoảng 70% diện tích lúa. Theo tính toán, năng suất lúa bình quân đạt 7,2 tấn khô/ha, cao hơn vụ mùa năm trước 5 tạ/ha, tổng sản lượng đạt hơn 20.880 tấn. Đây là vụ mùa thắng lợi nhất kể từ hơn 10 năm trở lại đây của bà con nông dân huyện nghèo Ia Pa. 
Đi vào các thôn, làng ở huyện Ia Pa thời gian này thấy trong nhà dân đầy ắp lúa. Như tại hộ ông Siu Phích (làng Vòng Bong, xã Chư Răng), các bao lúa chất đầy gầm nhà sàn. Ông Phích phấn khởi nói: “Vụ Đông Xuân này, tôi trồng gần 5 ha lúa MT10, năng suất đạt hơn 9 tấn/ha, sản lượng tổng cộng hơn 45 tấn”.
 Nông dân Ia Pa thu hoạch lúa. Ảnh: Đ.P
Nông dân Ia Pa thu hoạch lúa. Ảnh: Đ.P
Dù tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng trên cánh đồng Kter (xã Ia Ma Rơn), bà con nông dân vẫn ra đồng để thu hoạch nốt diện tích lúa còn lại. Ông Siu Dyer-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Ia Ma Rơn-cho hay, năm nay, xã Ia Ma Rơn và xã Ia Trok được huyện triển khai dự án liên kết với Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Lợi (tỉnh Bình Định) để sản xuất lúa giống MT10 cấp xác nhận với tổng diện tích 64 ha, có 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia, tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng (chia đều cho 2 xã) từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. “Riêng xã Ia Ma Rơn giao cho 50 thành viên của HTX chúng tôi gieo trồng 32 ha lúa MT10 trên cánh đồng mẫu lớn. Bà con nông dân được hỗ trợ lúa giống MT10 nguyên chủng, 50% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên cây lúa phát triển tốt. Giống lúa nguyên chủng MT10 cho năng suất cao, đạt 10 tấn lúa tươi/ha và là giống kháng bệnh tốt. Bà con gieo trồng vụ này cho thu hoạch lúa xác nhận có thể làm giống sản xuất cho 2 vụ tiếp theo”-ông Siu Dyer thông tin.
Không chỉ được mùa, giá lúa hiện nay cũng cao và ổn định nên người trồng lúa rất phấn khởi. Giá lúa tiểu thương hiện đang mua là 4.400 đồng/kg lúa tươi ngay tại ruộng và 5.300-5.600 đồng/kg lúa khô, cao hơn cùng thời điểm năm ngoái 1.100 đồng/kg. Bà Rô H’Miơ (thôn Ma Rin 3, xã Ia Ma Rơn) chia sẻ: “Trồng lúa bây giờ rất khỏe, đến mùa thu hoạch thuê máy gặt lúa với giá 250 ngàn đồng/sào. Máy gặt tuốt lúa ra đóng bao ngay trên ruộng, có tư thương đến mua liền, ai không muốn bán lúa tươi thì chở về nhà phơi khô để bán giá cao hơn. Rơm do máy gặt phun ra, gom lại có máy cuộn tròn thành từng cục, người ta tranh nhau mua ngay tại ruộng với giá 8.000 đồng/cục. Riêng nhà tôi trồng 6 sào, lúa tốt gần như nhất cánh đồng, cho thu hoạch hơn 6 tấn. Để lại một ít lúa làm giống, còn đâu tôi bán hết ngay tại ruộng được 27 triệu đồng”.
Trong vụ Đông Xuân này, Công ty TNHH Giống cây trồng Thành Lợi đã ký hợp đồng thu mua lúa giống cấp xác nhận cho nông dân 2 xã Ia Ma Rơn và Ia Trok, mỗi xã hơn 36 tấn với giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg. Bà Trần Thị Lợi-Giám đốc Công ty-cho hay: “Hiện chúng tôi đang thu mua lúa cho nông dân với giá 4.600 đồng/kg lúa tươi tại ruộng, cao hơn giá thị trường 200 đồng/kg. Chúng tôi dự tính sẽ ưu tiên thu mua hết lúa ở cánh đồng lớn một giống nằm trong dự án liên kết với nông dân 2 xã”.
Được mùa, lúa chất “ngập” từ nhà ra ngõ. Ảnh: Đ.P
Được mùa, lúa chất “ngập” từ nhà ra ngõ. Ảnh: Đ.P
Để có được vụ mùa thắng lợi, theo ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa-trước hết là nhờ huyện quyết liệt chỉ đạo các xã, HTX và khuyến cáo bà con nông dân đồng loạt xuống giống trước lịch thời vụ 1 tháng để tránh hạn; sử dụng các giống lúa mới ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao và chống chịu hạn tốt như: TH6, MT10, TBR1, TBR225, Ma Lâm 48, Ma Lâm 49…; triển khai cánh đồng lớn một giống, xuống giống đồng loạt mỗi cánh đồng trong vòng 3 ngày. Đồng thời, UBND huyện cấp kinh phí để các xã, HTX nạo vét kênh mương thủy lợi, ngăn dòng trữ nước kịp thời và bơm tưới luân phiên đầy đủ cho lúa nên mặc dù thời tiết nắng hạn nhưng lúa Đông Xuân trên địa bàn không bị ảnh hưởng mà vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Cùng với đó, nông dân Ia Pa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật về thâm canh lúa, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch…
“Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ mà vụ Đông Xuân này, năng suất lúa đạt cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, giá lúa cũng cao hơn. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt xấp xỉ 30 triệu đồng/ha. Một số hộ nông dân trồng nhiều lúa ở xã Chư Răng, Pờ Tó… thu hoạch 30-50 tấn lúa, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa cho hay.
ĐỨC PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.