Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến đau tim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim như tiền sử gia đình, một số bệnh liên quan. Nhưng quan trọng nhất là những thói quen hằng ngày mà chúng ta có thể kiểm soát, theo Eat This, Not That.

Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến tim. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến tim. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
1. Hút thuốc
Elena Ghiaur, bác sĩ của Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore, Maryland (Mỹ) cho biết: “Hút thuốc ảnh hưởng xấu đến tim. Vì vậy, không nên hút thuốc dù với bất cứ dạng nào.” 
2. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Khoai tây chiên, thịt chế biến, thực phẩm đóng gói sẵn đều có nhiều muối, đường, chất béo và chất bảo quản.
Natri trong muối làm tăng huyết áp và làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Chất bảo quản còn gây tổn thương nặng cho mạch máu.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. ẢNH: SHUTTERSTOCK
3. Ít vận động
Các chuyên gia khuyên nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, tổng cộng 150 phút. Càng vận động càng tốt cho sức khỏe.
Có thể thực hiện các bài tập đơn giản và từ từ tăng thêm cường độ để cơ thể dần thích nghi.
4. Căng thẳng
Căng thẳng liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Căng thẳng liên tục không chỉ gây tổn hại về mặt tinh thần và tâm lý. Có thể gây đau đầu, đau bụng, căng và đau cơ, mất ngủ và năng lượng thấp.
Nguy hiểm hơn, khoa học đã chứng minh căng thẳng mạn tính làm tăng các biến cố tim mạch, theo Heart.org.
Căng thẳng có thể dẫn đến huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.