Những thói quen giúp tăng năng lượng cho cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bạn thường xuyên mất năng lượng? Hay đang tìm kiếm cách để tăng năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả? Những cách dưới đây sẽ là thói quen bạn cần có mỗi ngày.

Uống đủ nước

Khi duy trì ngậm nước cho cơ thể nước bằng cách uống đủ nước và chất lỏng lành mạnh, các tế bào sẽ trẻ hóa và não sẽ nhận được nhiều ô xy hơn, do đó giúp bạn tràn đầy năng lượng.

 

Kiểm soát cà phê mỗi ngày là cách giúp bạn không bị mất năng lượng.
Kiểm soát cà phê mỗi ngày là cách giúp bạn không bị mất năng lượng.

Nghỉ ngơi

Khi làm việc quá mức, mức năng lượng có thể bị hạ thấp, lúc này việc nghỉ ngơi chắc chắn có thể làm mới bạn và giúp cải thiện năng lượng cho cơ thể.

Tập thể dục hằng ngày

Tìm một môn thể thao mà bạn yêu thích như tập tạ, zumba, khiêu vũ, chạy bộ… Các endorphin phóng thích trong não sau khi tập thể dục cũng có thể tăng năng lượng tự nhiên.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Chế độ ăn uống của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng lượng tự nhiên. Nếu ăn thực phẩm lành mạnh có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, protein, khoáng chất… bạn sẽ có mức năng lượng tuyệt vời.

Tránh ngồi quá lâu

Nếu buộc phải ngồi nhiều, hãy thường xuyên nghỉ ngơi và đi bộ xung quanh. Điều này cũng có thể cải thiện lưu lượng ô xy đến não và giữ cho bạn tràn đầy năng lượng.

Hướng tới những điều tích cực tốt cho cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy bi quan trong cuộc sống có thể tiêu hao năng lượng của một người mà không có lý do. Vì vậy, thiền tích cực và tập thể dục chắc chắn có thể giúp cải thiện năng lượng.

Dành thời gian với thiên nhiên

Dành thời gian với thiên nhiên bằng cách đi bộ, nhất là đi bộ dọc theo bãi biển… bất cứ khi nào bạn có thời gian. Những hoạt động này có thể làm mới tâm trí và làm cho bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.

Kiểm soát lượng caffeine

Nhiều người nghĩ rằng tiêu thụ nhiều cà phê có thể giữ cho họ tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá nhiều caffeine trong cơ thể có thể làm hỏng tế bào não và giảm năng lượng của người đó. Vì vậy, uống ít cà phê có thể cải thiện mức năng lượng của bạn.

Bỏ hút thuốc và uống rượu

Những điều tệ hại như hút thuốc lá và uống rượu quá mức cũng có thể làm hỏng tế bào và làm giảm lưu lượng máu nên giảm ô xy tới não. Vì vậy, giảm hoặc bỏ hút thuốc lá và uống rượu cũng có thể giúp cải thiện năng lượng.

Ăn trái cây tươi và rau quả

Nên ăn trái cây tươi và thức uống từ rau quả, không có chất phụ gia như đường. Các chất chống ô xy hóa và vitamin trong nước trái cây và rau quả có thể cải thiện năng lượng tự nhiên.

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.