Những thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc hội khóa XV đã quyết sách nhiều chính sách, vấn đề quan trọng để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế chống chịu, ứng phó với khó khăn, thách thức, phục hồi và phát triển.

untitled-9153.jpg
Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Chiều 23/12, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ đặc biệt “Quốc hội Việt Nam-80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” chủ trì Hội thảo “Thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV."

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ hội thảo được tổ chức là hoạt động nối tiếp những hội thảo trước đó nhằm hoàn thiện Đề tài khoa học cấp bộ đặc biệt “Quốc hội Việt Nam-80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển," hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026).

Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm đề tài đều rất vinh dự khi được đại diện cho các thế hệ cán bộ của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội nhận nhiệm vụ chính trị quan trọng này. Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu sẽ hoàn thành toàn bộ các công việc trong 6 tháng đầu năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận về những đổi mới về tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội khóa XV; thành tựu, kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm, yêu cầu đặt ra và phương hướng tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV trong hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước cũng như trong công tác đối ngoại, công tác dân nguyện, phối hợp với Hội đồng Nhân dân..., trong đó gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, cuộc cách mạng về sắp xếp, tổ chức bộ máy và yêu cầu về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Quốc hội đã đồng hành, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, kịp thời quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và mong mỏi của cử tri, nhân dân và doanh nghiệp. Hoạt động lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã được quan tâm một cách sâu sắc, tiếp tục để lại nhiều dấu ấn tại các kỳ họp.

Tính chủ động trong công tác lập pháp được tăng cường. Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã đáp ứng linh hoạt, kịp thời các yêu cầu của cuộc sống. Số lượng các luật, nghị quyết được thông qua tại các kỳ họp Quốc hội được tăng lên; chất lượng các đạo luật được đánh giá cao.

Cùng với đó, Quốc hội khóa XV đã quyết sách nhiều chính sách, vấn đề quan trọng để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, nền kinh tế chống chịu, ứng phó với khó khăn, thách thức, phục hồi và phát triển; đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm và hằng năm về phát triển kinh tế-xã hội, các ngành, lĩnh vực.

Các đại biểu Quốc hội tham dự khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)
Các đại biểu Quốc hội tham dự khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)

Công tác dân nguyện của Quốc hội cũng từng bước được cải tiến, đổi mới để phù hợp với tình hình chung của đất nước và nguyện vọng chính đáng của người dân. Các đại biểu Quốc hội đã tích cực, đi sâu, đi sát, gần gũi với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét, giải quyết, trả lời...

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả, thành tựu trong hoạt động của Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm cũng như phương hướng tiếp tục đổi mới để tiếp tục xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp, khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Tự hào là Bộ đội Cụ Hồ

Tự hào là Bộ đội Cụ Hồ

(GLO)- Lời Tòa soạn: Sáng 19-12, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt gần 500 cán bộ Quân đội cao cấp đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh. Ghi nhận, tri ân những đóng góp của các cựu quân nhân, qua đó phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Hà Duy

Chư Prông khẩn trương đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị

(GLO)- Chiều 20-12, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Ngọc Lương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Prông về công tác chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Lãnh đạo Binh đoàn 15 động viên công nhân trước khi bước vào hội thi cạo mủ. Ảnh: V.H

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Kỳ cuối: Đẩy mạnh sản xuất kết hợp với xây dựng vùng biên vững mạnh

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ giao cho Quân đội”, Binh đoàn 15 phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền và người dân tiến hành khai hoang, phục hóa, gieo mầm xanh nơi vùng đất khó biên giới Tổ quốc.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.