Những ngày phố vắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tôi lúc này, không gì khác hơn là mong dịch bệnh qua mau để lại được nhìn thấy thành phố đông đúc trở lại, thấy các em học sinh ngày ngày tung tăng đến trường.
Đường Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Khung cảnh vắng lặng trên đường Nguyễn Thái Học (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Nhà tôi ở trong một con hẻm dài của Pleiku. Mỗi ngày, tôi đi làm từ đó. Vòng vèo một chút rồi xổ ra con đường lớn nhất thành phố, thẳng đến cơ quan.
So với trước năm 1975, Phố núi đã có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Đường đi lối lại thông thoáng, rất hiếm khi tắc đường, kẹt xe. Tuy thế, trước nhiều cổng trường vào giờ cao điểm vẫn còn xảy ra đôi chút bất tiện vì số lượng người tham gia giao thông khá đông.
Đầu năm 2021, dịch Covid-19 đã xảy ra và kéo dài nhiều ngày. Để phòng-chống dịch, tất cả học sinh đã được cho nghỉ từ trước Tết Nguyên đán. Học sinh không đến trường kéo theo hàng loạt dịch vụ liên quan cũng phải tạm dừng. Từ các bậc phụ huynh đến cánh xe ôm, taxi đưa đón giúp đều nghiễm nhiên trở nên… “thất nghiệp”.
Mỗi ngày, hàng ngàn học sinh đến trường và trở về nơi ở của mình bằng xe đạp và các loại xe máy cũng không còn cơ hội di chuyển. Tất nhiên, cảnh từng nhóm bạn vai mang ba lô hoặc tay xách cặp cùng nhau sải bước trên hè phố, nói cười vui vẻ cũng vắng hẳn. Thành ra, đường đi lối lại trong nội thành những ngày này càng thêm rộng.
Tôi vẫn đi làm qua mấy đoạn đường thân quen, ít nhất bốn bận mỗi ngày. Những chật hẹp, bận rộn vừa mới hôm nào giờ đã khác. Hẻm gần nhà tôi như thêm rộng vì học sinh không còn đứng quanh bà bán xôi phúc hậu mỗi sáng. Đường ra phố cũng rộng thêm vì các cháu tạm thời chưa phải đến trường. Tất nhiên, cổng các ngôi trường luôn đóng và các khu vực xung quanh cũng thênh thang thấy rõ.
Mỗi lần đứng trước vạch dừng đèn đỏ, như một thói quen, tôi lại nhìn về phía trước, đằng sau và hai bên. Không hề có những màu áo học trò thân quen. Vắng học sinh tham gia giao thông, thành phố của tôi có vẻ buồn đi rất nhiều. Không thể nói khác, các công dân tương lai ấy thực sự là một phần quan trọng của nơi này. Họ không chỉ là nguồn lực mai sau mà còn là sắc màu, thanh âm, nhịp điệu của cuộc sống hôm nay.
Với tôi lúc này, không gì khác hơn là mong dịch bệnh qua mau để lại được nhìn thấy thành phố đông đúc trở lại, thấy các em học sinh ngày ngày tung tăng đến trường. Có thể, đâu đó sẽ vẫn còn chút kẹt xe hay bất tiện giao thông trong giờ cao điểm. Nhưng chẳng sao cả, không phải lo lắng về dịch bệnh thì sự phiền phức nếu có vẫn có thể vui vẻ chấp nhận.
THANH AN

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

Bệnh viện Quân y 211 đồng hành cùng bệnh nhân khó khăn

(GLO)- Ngày 5-7, sau ca phẫu thuật nối bàn chân phải bị đứt lìa, bệnh nhân Xuăk (làng Trek, xã Kdang) đã tỉnh táo, giao tiếp tốt. Dù còn đau đớn nhưng nhìn bàn chân được nối thành công bước đầu, chị Xuăk vô cùng cảm kích tấm lòng đồng hành vì người bệnh của các y-bác sĩ Bệnh viện Quân y 211.

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

“Cửa hàng hai sọt” rong ruổi ngược xuôi

“Cửa hàng hai sọt” rong ruổi ngược xuôi

Không bảng hiệu, chẳng gian hàng, chỉ có đôi sọt hàng và một chiếc xe máy cũ kỹ. Thế nhưng, từng ngày, những tiểu thương miền xuôi đều đặn mang “chợ”, vượt núi, đường dài đến với bà con vùng cao. Mỗi chuyến đi là một lần kết nối, sẻ chia khó nhọc và góp phần làm ấm thêm đời sống ở những thôn, làng xa.
null