Những mốc thời gian chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nếu không xảy ra tranh chấp trong quá trình kiểm đếm, kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được xác định không lâu sau ngày bỏ phiếu. Nếu có tranh cãi, người Mỹ sẽ phải đợi đến ngày kiểm phiếu đại cử tri (6/1) mới biết chính xác ai đắc cử tổng thống.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Ngày 5/11: Ngày bầu cử

Có thể mất nhiều ngày cho đến khi kết quả bầu cử được công bố, đặc biệt là nếu số phiếu của hai ứng viên bám đuổi sát nút và có nhiều phiếu bầu qua thư.

Ngày 26/11: Toà dự kiến sẽ tuyên án ông Donald Trump trong vụ ông bị kết tội làm giả tài liệu để che giấu khoản tiền “bịt miệng” một ngôi sao khiêu dâm. Ông Trump phủ nhận mọi hành vi sai trái.

Ngày 3/12: Bầu cử vòng hai tại bang Georgia

Nếu không có ứng viên nào giành được đa số phiếu trong ngày bầu cử, bang Georgia sẽ tổ chức bầu cử vòng hai.

Ngày 7/12: Bầu cử vòng hai tại bang Louisiana

Thông thường, nếu ứng viên nào nhận được hơn 50% số phiếu bầu sẽ giành chiến thắng ở Louisiana. Nếu không, hai ứng viên có số phiếu cao nhất sẽ bước vào cuộc bầu cử vòng hai tại bang này.

Ngày 17/12: Các đại cử tri sẽ họp tại các tiểu bang tương ứng của họ để bầu ra tổng thống và phó tổng thống.

Thông thường, đây là một bước mang tính hình thức. Nhưng năm 2020 quá trình này lại được công chúng Mỹ đặc biệt chú ý, vì những cáo buộc gian lận bầu cử nhằm lật ngược kết quả của ông Trump.

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri, hay còn gọi là đại cử tri cho bang của mình.

Tùy thuộc vào dân số, mà mỗi bang của Mỹ có một số lượng nhất định đại cử tri. Ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó.

Ngày 25/12: Hạn chót gửi phiếu đại cử tri đến Chủ tịch Thượng viện - vai trò do Phó Tổng thống Kamala Harris nắm giữ - và thủ thư.

Năm 2025

Ngày 6/1: Phó tổng thống chủ trì cuộc kiểm phiếu đại cử tri tại phiên họp chung của Quốc hội, sau đó công bố kết quả và tuyên bố người trúng cử.

Trước cuộc kiểm phiếu ngày 6/1/2021, ông Donald Trump - khi đó là tổng thống - đã chỉ trích Phó Tổng thống Mike Pence vì không ngăn cản Quốc hội công nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden.

Cũng trong ngày này, Điện Capitol của Mỹ đã bị những người ủng hộ ông Trump tấn công khi họ cố gắng làm gián đoạn cuộc kiểm phiếu.

Chiến thắng của ông Biden đã được xác nhận vào sáng 7/11.

Từ sau vụ bạo loạn ở Đồi Capitol, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Cải cách Kiểm phiếu và Chuyển giao Tổng thống năm 2022, yêu cầu phải có sự chấp thuận của một phần năm Hạ viện và Thượng viện để xem xét khiếu nại về kết quả của một tiểu bang. Con số này cao hơn quy định trước đó, khi chỉ cần một thành viên Thượng viện và Hạ viện đã có thể cùng nhau khiếu nại kết quả bỏ phiếu.

Ngày 20/1: Lễ nhậm chức của tân tổng thống và phó tổng thống sẽ diễn ra. Tại buổi lễ, tổng thống và phó tổng thống sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức.

Điều đặc biệt trong luật bầu cử Tổng thống Mỹ là các cử tri không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri, hay còn gọi là đại cử tri cho bang của mình.

Tùy thuộc vào dân số, mà mỗi bang của Mỹ có một số lượng nhất định đại cử tri. Ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó.

Theo Minh Hạnh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.