Những lưu ý trước giờ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng khi làm bài, ôn tất cả các kiến thức căn bản.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2021 đã được chuyển đến đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Theo quy định, việc in sao đề thi được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tuyệt đối không để xảy ra lộ, lọt đề thi

Ngày 4-7, tàu cao tốc vận chuyển bộ đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và gần 40 cán bộ coi thi bao gồm cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), công an giám sát đề thi, giám thị và thanh tra thi do Bộ GD-ĐT cử đến Bình Thuận tham gia đã cập cảng Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Công an huyện đảo Phú Quý và ban chỉ đạo thi đã áp tải bộ đề thi về nơi bảo quản theo quy định. Đây là lần đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 được tổ chức trên đảo Phú Quý.

 

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại điểm thi Trường THCS Phùng Hưng, quận 11, TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại điểm thi Trường THCS Phùng Hưng, quận 11, TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH



Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Kiên Giang không đưa giáo viên từ đất liền ra đảo Phú Quốc coi thi mà sử dụng nhân sự tại chỗ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang xây dựng 3 phương án để mang đề thi đi Phú Quốc và khẳng định sẽ bảo mật để bảo đảm an toàn đề thi.

Trước những băn khoăn liên quan đến vận chuyển, bảo mật đề thi, Bộ GD-ĐT cho biết theo quy định, mỗi địa phương sẽ thành lập ban in sao đề thi tại một địa điểm an toàn, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt trong suốt thời gian làm việc, cách ly 3 vòng độc lập.

Toàn bộ quá trình vận chuyển và bàn giao đề thi phải được công an giám sát. Các túi chứa đề thi phải đựng trong các thùng có khóa, được niêm phong và phải lập biên bản về quá trình giao nhận, vận chuyển. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ khi kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các địa phương đã nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng lộ, lọt đề thi. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định có thể tổ chức kiểm tra vào ban đêm việc bảo mật đề thi, bài thi của thí sinh.

Lưu ý ôn thi ngày nước rút

Theo cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Gia Định (TP HCM), thí sinh cần lưu ý một số vấn đề trong những ngày nước rút. Cụ thể, thí sinh nắm chắc và biết phân biệt các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, các kiểu đoạn văn...; sẵn sàng cho việc hỏi gì đáp nấy trong phần đọc hiểu. Điều đó đòi hỏi các em phải đọc đề thật kỹ. Ví dụ: Đề hỏi phương thức biểu đạt thì không thể trả lời về phong cách ngôn ngữ (nhất là khi các em rất dễ nhầm lẫn giữa "nghị luận" (phương thức biểu đạt) với "chính luận" (phong cách ngôn ngữ).

Với phần đọc hiểu, các em có thể trả lời bằng cách gạch đầu dòng để rõ ràng về mặt ý; cố gắng tìm nhiều ý tốt nhất có thể. Phần viết đoạn văn, có thể không đủ các thao tác nhưng nhất thiết phải có lập luận và thông qua lập luận, ta thể hiện quan điểm thái độ của mình. Với dẫn chứng, tránh sa đà vào việc kể lể dẫn chứng vì đoạn văn ngắn cần sự tinh gọn. Tuyệt đối không viết bài văn thu nhỏ với đầy đủ các thao tác lập luận.

Phần làm văn, các em không nên học tủ. Trong phần này, kỹ năng thực sự rất quan trọng, những phần thí sinh thường chủ quan lơ là như giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đánh giá, kết bài... thực sự sẽ khiến thí sinh mất điểm còn nhiều lắm. "Các em nên xem lại các đáp án của đề ngữ văn những năm trước để thấy cách xây dựng dàn ý theo đúng kỹ năng và biết bài của mình cần bảo đảm những yêu cầu nào"- cô An nói.

Trong khi đó, ở môn toán, thầy Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie - TP HCM, cho biết để đạt kết quả cao môn toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng khi làm bài, đó là ôn tất cả các kiến thức căn bản. Học sinh cần coi thật kỹ 6 chuyên đề của kiến thức lớp 12 như khảo sát hàm số, mũ và logarit, hình học không gian, tích phân, số phức, hình học giải tích. Các em cần ôn tất cả các kiến thức căn bản vì kiến thức căn bản trong đề tham khảo chiếm 8 điểm. Với 8 điểm đó, các em có khả năng trúng tuyển vào khá nhiều trường ĐH cũng như có nhiều cơ hội để chọn. Ở chương trình toán lớp 11, như hướng dẫn của giáo viên thì học sinh cần ôn những nội dung như cấp số cộng, cấp số nhân, phép đếm, tính xác suất, tính góc và tính khoảng cách.

Về kỹ năng làm bài thi, thầy Toàn cho biết: Với đề tham khảo của Bộ GD-ĐT, với mức độ dễ thể hiện trong 25 câu đầu, trong đó đề chỉ yêu cầu tái hiện các kiến thức cơ bản và có nhiều câu chỉ đòi hỏi kiểm tra công thức, kể cả các công thức liên quan đến lớp 11. Do vậy, thí sinh cần đánh giá nhanh câu dễ để loại bỏ ngay các phương án sai hoặc thấy ngay phương án đúng.


Hoàn tất lấy mẫu xét nghiệm cho thí sinh

Theo Sở GD-ĐT TP HCM, TP đã hoàn thành việc xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1 vào ngày 7 và 8-7. Theo thống kê của sở, có 85.036 thí sinh đã được lấy mẫu xét nghiệm, đạt tỉ lệ 95,26% so với thống kê số thí sinh đăng ký dự thi ban đầu là 89.275 thí sinh. Ngoài ra, có 15.785 giáo viên coi thi được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, đạt 92,5% so với thống kê cần lấy mẫu ban đầu (17.052 người).

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP HCM, trường hợp thí sinh không tham gia lấy mẫu xét nghiệm tại 155 điểm lấy mẫu do Sở GD-ĐT TP HCM bố trí trong ngày 3-7 thì có thể tự túc xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép. Tất cả giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính, tính từ ngày 3-7 cũng sẽ được điểm thi chấp nhận.

Ngày 4-7, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tại các điểm thi cho 12.716 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và hơn 3.600 cán bộ làm nhiệm vụ.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Đà Nẵng có 31 điểm thi. Trong đó điểm thi Trường THPT Võ Chí Công được bố trí cho 39 thí sinh thuộc diện F1, F2 và thí sinh đang ở trong vùng phong tỏa. Trong ngày 4-7, các thí sinh này được lấy mẫu xét nghiệm tại nơi cách ly. Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho hay các thí sinh trên sẽ được đưa đón từ nơi ở hoặc nơi cách ly y tế đến điểm thi và ngược lại trong suốt quá trình tham gia kỳ thi. Lực lượng làm nhiệm vụ thi tại đây cũng được trang bị trang phục bảo hộ khi làm nhiệm vụ. Đối với trường hợp 1 thí sinh là F0 thì được bố trí thi đợt 2.

Trong ngày 5-7, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với ban vận chuyển, Thanh tra Bộ GD-ĐT, ban thư ký, ban làm phách, ban chấm thi, cán bộ coi thi dự phòng, công an, bảo vệ phục vụ, cán bộ, công chức cơ quan Sở GD-ĐT tham gia các khâu của kỳ thi.

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, ngày 4-7, các điểm thi trên địa bàn TP Hà Nội đã tiến hành tổng diễn tập với nhiều tình huống giả định để bảo đảm an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Buổi diễn tập có 12 nội dung như đón thí sinh, hướng dẫn phụ huynh, phân luồng bảo đảm giãn cách, xử lý tình huống giả định thí sinh có biểu hiện ho, sốt, khó thở...

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội cũng khẳng định rằng tất cả thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp trực tiếp tại điểm thi vào chiều 6-7, bắt đầu từ 14 giờ chứ không phải làm thủ tục trực tuyến. Sở GD-ĐT TP Hà Nội yêu cầu các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã và các nhà trường thông báo cụ thể, rõ ràng tới tất cả thí sinh về lịch tập trung này. Khi đi làm thủ tục dự thi, thí sinh mang theo thẻ căn cước công dân và giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT 2021, tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch Covid-19, đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm thủ tục tại điểm thi.

Y.Anh - Đ.Trinh - B.Vân


Theo Yến Anh - Đặng Trinh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu. Ảnh: Hà Bắc

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu

(GLO)- Ngày 16-1, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công an huyện Đak Pơ tổ chức hoạt động trải nghiệm kỹ năng chữa cháy, thoát nạn và thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại Trường Tiểu học và THCS Phan Bội Châu (xã Phú An).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.