Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Quy định người bán thức ăn chín không đeo găng bị phạt tiền, nông dân được vay đến 200 triệu không cần thế chấp... có hiệu lực từ tháng này.
Từ 25/10, hộ nông dân sẽ được vay tối đa 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo. Ảnh minh hoạ. PV
Từ 25/10, hộ nông dân sẽ được vay tối đa 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo. Ảnh minh hoạ. PV
Mua thuốc cho con không còn phải mang chứng minh thư
Thông tư 18/2018 của Bộ Y Tế có hiệu lực từ ngày 15/10/2018 đã bãi bỏ quy định trên đơn thuốc phải ghi số CMND hoặc số căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ khi đi mua thuốc. Thay vào đó, trong đơn thuốc chỉ cần ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.
Trước đó, từ ngày 1/3, khi đưa trẻ dưới 6 tuổi đi khám bố mẹ phải đem theo chứng minh nhân dân để bác sĩ điền thông tin khi kê đơn. Quy định nhằm quản lý việc kê đơn và bán thuốc theo đơn, tránh tình trạng mua bán và lạm dụng kháng sinh. Quy định sau đó bị nhiều cha mẹ, thậm chí các bác sĩ phản ứng vì gây phiền hà.
Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn
Nghị định 111/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ 15/10 yêu cầu các cơ quan, đoàn thể chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn (năm có chữ số cuối cùng là số 0). Những năm khác thì chỉ tổ chức tuyên truyền, thi đua, hội thảo, tọa đàm...
Nghị định này cũng quy định không tặng quà, chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm; chỉ được tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền...
Giáo sư có ít nhất 3 bài báo trên tạp chí quốc tế
Quyết định 37/2018 của Thủ tướng có hiệu lực từ ngày 15/10 quy định các tiêu chuẩn với chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng chặt chẽ hơn.
Cụ thể, để được công nhận là giáo sư, ứng viên phải đáp ứng một số tiêu chí như: đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư từ đủ ba năm trở lên; là tác giả chính đã công bố ít nhất ba bài báo khoa trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín và số lượng này nâng lên 5 bài từ năm 2020. Ứng viên cũng phải chủ trì biên soạn giáo trình đại học phù hợp với chuyên ngành xét công nhận chức danh giáo sư; chủ trì thực hiện ít nhất hai nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ hoặc một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên; hướng dẫn chính ít nhất hai nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ...
Phạt tiền người bán đồ ăn chín không đeo găng
Nghị định 115/2018 có hiệu lực từ ngày 20/10 có riêng một điều quy định mức xử phạt với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Cụ thể, mức phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng sẽ được áp dụng với một trong các hành vi sau: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Nông dân không có tài sản đảm bảo được vay đến 200 triệu đồng
Nghị định 116/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 25/10 quy định tăng mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cụ thể với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được vay ngân hàng không cần có tài sản đảm bảo tối đa 200 triệu đồng (trước đây là 100 triệu đồng); cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh về nông nghiệp được vay ngân hàng không cần tài sản đảm bảo tối đa 100 triệu đồng (trước đây là 50 triệu đồng)...
Bá Đô (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao tại Chư Pưh

(GLO)- Sáng 20-11, đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Võ Thị Bảo Ngân-Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh làm Trường đoàn đã giám sát 2 thôn, làng của xã Chư Don và làm việc với UBND huyện Chư Pưh về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.