Nhức nhối nạn khai thác đá trái phép tại Đak Đoa, Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn xã Ia Băng và Ia Pết (huyện Đak Đoa) liên tục diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép. Nhiều cánh đồng lúa bị băm nát, các đối tượng làm nhà tạm trên mỏ đá, kéo điện và mở đường vào khai thác đá nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý triệt để.
Thất thoát tài nguyên
Theo phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về cánh đồng Brông Goay (xã Ia Pết). Từ trụ sở UBND xã, vượt qua quãng đường hơn 2 km, trước mắt chúng tôi là một bãi khai thác đá quy mô lớn. Hơn 500 m2 mặt đất, nơi trước kia là ruộng lúa của người dân trong làng, trở nên tan hoang vì hoạt động của máy múc, xe chở đá và các thiết bị dùng để chẻ đá. Có nơi, các đối tượng đã đào sâu đến 5 m để khai thác đá. Tại một bãi tập kết, chúng tôi đếm được hơn 200 tảng đá có đường kính 1,5-2 m. Theo ước tính của người dân, từ đây đã có hàng trăm mét khối đá được các đối tượng khai thác và vận chuyển đi tiêu thụ. Việc khai thác tạo nên những hố sâu kéo dài hàng chục mét, làm sạt lở những chân ruộng liền kề của người dân.
 Khối lượng đá rất lớn chưa kịp chẻ và đưa đi tiêu thụ tại xã Ia Pết (huyện Đak Đoa). Ảnh: V.H
Khối lượng đá rất lớn chưa kịp chẻ và đưa đi tiêu thụ tại xã Ia Pết (huyện Đak Đoa). Ảnh: V.H
Không dừng ở đó, việc khai thác đá cũng diễn ra tại cánh đồng thôn Breng (xã Ia Pết). Tại đây, các đối tượng khai thác đá trái phép cũng đào sâu 3-5 m để lấy đá tập kết thành một bãi lớn rồi huy động nhân công dùng máy móc để khoan, chẻ, sau đó đưa đi tiêu thụ. Nhiều ruộng lúa đã bị đào bới trở thành những hố sâu, phía dưới vẫn còn rất nhiều đá chưa được đưa lên. Ở khu vực này, chúng tôi cũng đếm được gần 200 tảng đá lớn có đường kính 1-2 m đã được đưa lên khỏi mặt đất, tập kết và chờ thời gian để vận chuyển đi nơi khác.
Tình trạng khai thác đá trái phép cũng diễn ra rầm rộ tại cánh đồng Ia Klay (xã Ia Băng). So với 2 cánh đồng ở xã Ia Pết, việc khai thác đá ở đây có quy mô lớn hơn. Những ruộng lúa của người dân đã bị các đối tượng dùng máy móc đào bới để tìm đá. Theo tìm hiểu của P.V, tại đây có 5 nhân công được thuê chẻ đá, mỗi viên đá khi chẻ ra được trả công 1.000 đồng.
Chính quyền buông lỏng quản lý?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng khai thác đá ở xã Ia Băng và Ia Pết đã diễn ra từ nhiều năm nay với quy mô lớn. Nhiều người dân ở đây cho biết, trước đó, các đối tượng khai thác đá đã thỏa thuận với người dân bằng cách trả tiền theo từng vụ. Khi khai thác xong, họ sẽ hoàn lại mặt bằng. Chỗ nào không có đường thì mua đất của dân để làm đường đưa máy móc vào khai thác và vận chuyển đi tiêu thụ. Thậm chí, các đối tượng khai thác đá còn làm con đường dài dẫn ra ruộng và dựng nhà bằng khung sắt để cho thợ nghỉ ngơi, đồng thời kéo đường điện 3 pha để phục vụ máy khoan, chẻ đá. Theo ước tính đã có hàng ngàn mét khối đá được khai thác và vận chuyển đi tiêu thụ.  
Làm việc với P.V, ông Phạm Quý Thành-Chủ tịch UBND xã Ia Băng-phân trần: “Chúng tôi đã phát hiện việc khai thác đá trái phép trên cánh đồng Ia Klay từ những năm trước. Năm 2017, huyện đã 2 lần xử phạt ông Lương Văn Tam với tổng số tiền 55 triệu đồng”. Khi P.V đặt câu hỏi vì sao tình trạng khai thác vẫn tái diễn, các đối tượng làm nhà, mở đường và kéo điện, đưa thiết bị vào khai thác nhưng xã không phát hiện, ông Thành lý giải: “Hoạt động của các đối tượng khai thác rất tinh vi nên xã khó phát hiện”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Quang Tuyến-Bí thư Đảng ủy xã Ia Pết-tỏ ra khá bất ngờ trước tình trạng và quy mô khai thác đá trái phép trên địa bàn. Ông cho biết: “Tôi chưa được UBND xã báo cáo mà mới nghe cán bộ địa chính trao đổi. Tôi sẽ chỉ đạo UBND xã kiểm tra và xử lý dứt điểm tình trạng này, đồng thời báo cáo UBND huyện để tìm phương án xử lý số lượng đá chưa được các đối tượng vận chuyển đi tiêu thụ”.
Liên quan đến vấn đề này, bà Lê Thị Thu Thảo-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đak Đoa-cho hay: “Tình trạng khai thác đá trái phép trên địa bàn 2 xã Ia Băng và Ia Pết diễn ra từ năm 2016. Chúng tôi đã xử phạt và cấm khai thác. Mới đây, khi cán bộ phòng vào kiểm tra thì phát hiện các đối tượng tiếp tục khai thác, nhưng họ đã kịp thời đưa máy móc và trang-thiết bị đi nơi khác nên rất khó xử lý. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu UBND huyện xử lý số lượng đá chưa kịp đưa đi tiêu thụ và tìm phương án để xin các cơ quan chức năng cho đấu thầu các mỏ đá”.
Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

Khai trương MB Smartbank Đak Đoa

(GLO)- Sáng 9-1, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank) Chi nhánh Gia Lai khai trương hoạt động ngân hàng tự động (Smartbank) Đak Đoa tại số 289 Nguyễn Huệ (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa).

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

Tặng sữa cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại Đak Pơ

(GLO)- Ngày 3 và 4-1, Hội Bảo trợ người khuyết tật và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Gia Lai, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi huyện Đak Pơ phối hợp với Công ty sữa TH True Milk tổ chức chương trình trao tặng sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn huyện.

Tin buồn

Tin buồn

(GLO)- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: