Nhóm nhiếp ảnh gia hơn 3 năm chụp ảnh cưới miễn phí cho người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 3 năm qua, anh Trần Khắc Huynh và thành viên Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity đã dành những ngày cuối tuần của mình để chụp ảnh cưới miễn phí cho các cặp đôi khuyết tật.

Khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời

Mọi người từng nói, khoảnh khắc mà người con gái khoác lên mình chiếc váy cưới là khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời. Thế nhưng, 54 năm sống đến đời, chị Lê Thị Nhánh (sinh năm 1963, TP.HCM) chưa từng nghĩ mình sẽ được một lần sống trong giây phút đó, cho đến tháng 3.2017.

Năm đó, chị Lê Thị Nhánh và anh Trần Công Nguyên quyết định nên duyên vợ chồng sau khoảng thời gian dài tìm hiểu và đồng cảm với nhau. Hai anh chị đều bị liệt 2 chân, di chuyển khó khăn nên chỉ nhen nhóm ý định về quê làm vài mâm cơm để ra mắt gia đình. Cả hai chưa từng nghĩ đến việc chụp ảnh cưới.

Thế nhưng, cơ duyên đã giúp anh Nguyên và chị Nhánh gặp được anh Trần Khắc Huynh – một nhiếp ảnh gia tự do tại TPHCM.

“Năm đó qua lời giới thiệu của bạn bè tôi gặp Huynh, Huynh nói sẽ chụp ảnh cưới cho tôi và chồng miễn phí nên tôi vui lắm. Không những vậy, Huynh còn tặng tôi một quyển album ảnh cưới, giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc sống”, chị Nhánh cảm động nói.

Ngày anh chị chụp ảnh cưới, trời Sài Gòn nắng như đổ lửa. Nhìn hình ảnh anh Huynh và những người đồng nghiệp bế chồng rồi bế mình di chuyển hết chỗ này đến chỗ khác, chị Nhánh không khỏi xúc động.

“Hôm đó trời Sài Gòn nắng, nắng lắm. Huynh và mấy anh em trong đoàn có thiết kế chiếc ghế gắn bánh để tiện cho buổi chụp. Thế nhưng, những đoạn di chuyển sang bối cảnh khác thì Huynh và anh em trong đoàn phải bế tôi và chồng. Nhìn mọi người cực mà tôi rớt nước mắt”, chị Nhánh kể lại.

Ngày anh Huynh gửi hàng trăm bức ảnh cho chị Nhánh để chị chọn ra những bức đẹp nhất in album, chị lại gửi ngược lại nhờ anh toàn quyền quyết định. Bởi với chị, những bức ảnh đó đều đẹp như nhau, đều là những thước hình ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất trong đời chị.

 

 
Những bức ảnh cưới của chị Nhánh và anh Nguyên. Ảnh: NVCC
Những bức ảnh cưới của chị Nhánh và anh Nguyên. Ảnh: NVCC


Những giọt nước mắt hạnh phúc

Chị Nhánh và anh Nguyên là một trong rất nhiều cặp đôi mà anh Trần Khắc Huynh và thành viên Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity đã chụp miễn phí trong suốt hơn 3 năm qua.

Nói về lí do lập ra nhóm này, anh Huynh cho biết: “Mình có hỗ trợ cho một người bạn để chụp cho một cặp khuyết tật. Khi đó mình tự hỏi, liệu người khuyết tật có bao giờ chụp ảnh cưới không? Và liệu có tiệm cưới nào chịu nhận chụp cho họ không vì họ không thể đi lại, chụp sẽ rất vất. Vậy nên mình quyết định lập ra Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity để chụp ảnh cưới miễn phí cho người khuyết tật ”.

Khoảng thời gian đầu sau khi lập nhóm, anh Huynh gặp khó khăn trong việc tìm người hậu cần, người make-up cho cô dâu chú rể và tìm nơi cho thuê váy cưới, bộ vest miễn phí. Tuy nhiên đến hiện tại, về cơ bản “ekip” làm việc đã hoàn thiện.

Theo chia sẻ của anh Huynh, sau khi những cặp đôi khuyết tật đăng kí chụp ảnh cưới, nhóm anh sẽ đến tận nhà để xác minh thông tin cũng như lấy số đo để chuẩn bị trang phục.

 

 
Một buổi chụp ảnh cưới của Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity. Ảnh: NVCC
Một buổi chụp ảnh cưới của Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity. Ảnh: NVCC

Buổi chụp ảnh cưới cho một cặp đôi thường diễn ra trong một buổi sáng/ chiều cuối tuần. “Khó khăn lớn nhất trong một buổi chụp có lẽ là việc di chuyển. Tiếp nữa là phải tạo dáng cho những cặp đôi này vì họ rất ngại ngùng trước ống kính”, anh Huynh nói.

Sau khi kết thúc buổi chụp, các nhiếp ảnh gia sẽ hậu kì và in một quyển album với khoảng 60 tấm hình và một tấm hình ép gỗ lớn để tặng cho các cặp đôi. Suốt 3 năm qua, anh Huynh đã chứng kiến nhiều cặp đôi rơi nước mắt sau khi nhận được quyển album.

"Những giọt nước mắt hạnh phúc và lời cảm ơn từ những người khuyết tật chính là động lực giúp tôi và Nhóm Chụp ảnh cưới thiện tâm Charity tiếp tục cố gắng trên hành trình thiện nguyện của mình", anh Huynh nói.

Theo HOÀI ANH  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

Gia Lai: Triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B từ ngày 17 đến 30-4

(GLO)- Ngày 26-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trao trả hồ sơ cán bộ đi B nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) với chủ đề “50 năm độc lập, thống nhất đất nước: Trỗi dậy miền đất Bazan”.

Việt Nam đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á về mức độ an toàn với 59,2 điểm. Ảnh: Phương Vi

Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á về mức độ an toàn

(GLO)- Trang web Numbeo-một trang web chuyên thống kê về chỉ số mức sống tại các thành phố và quốc gia vừa công bố danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Trong đó, xếp theo khu vực, Việt Nam đứng thứ 4 Đông Nam Á với 59,2 điểm.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.