Nhớ nhịp chày Plei Rbai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhịp chày giã gạo của phụ nữ Jrai ở vùng đất Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn khiến mọi người nhắc nhớ. Giữa nhịp sống hối hả, mỗi nếp nhà của người Jrai vẫn vang vọng tiếng chày giã gạo vào những đêm trăng sáng hay lúc mặt trời bắt đầu ló rạng.
Để giã hạt gạo không bị nát, người phụ nữ phải có kỹ thuật, không chỉ dùng sức mà còn phải hạ chày đúng nhịp. Trên cùng 1 chiếc cối nhỏ, hai phụ nữ vừa giã, vừa nói cười vui vẻ. Nhịp chày ngân lên như hòa thành một bản nhạc sống động.

Để giã hạt gạo không bị nát, người phụ nữ phải có kỹ thuật, không chỉ dùng sức mà còn phải hạ chày đúng nhịp. Trên cùng 1 chiếc cối nhỏ, hai phụ nữ vừa giã, vừa nói cười vui vẻ. Nhịp chày ngân lên như hòa thành một bản nhạc sống động.

Người phụ nữ Jrai dùng đôi tay khéo léo của mình sàng sảy nhanh khiến cả lúa và thóc tạo thành những lớp sóng. Sau những cái lắc tay đều đặn, trấu được tách ra và những hạt gạo trắng đục được đem đổ đầy những chiếc gùi.
Người phụ nữ Jrai dùng đôi tay khéo léo của mình sàng sảy nhanh khiến cả lúa và thóc tạo thành những lớp sóng. Sau những cái lắc tay đều đặn, trấu được tách ra và những hạt gạo trắng đục được đem đổ đầy những chiếc gùi.
Phong tục giã gạo được người Jrai lưu giữ từ bao đời. Hiện nay thôn Plei Rbai còn khoảng 40 hộ duy trì phong tục giã gạo thường xuyên.
Phong tục giã gạo được người Jrai lưu giữ từ bao đời. Hiện nay thôn Plei Rbai còn khoảng 40 hộ duy trì phong tục giã gạo thường xuyên.
Trong tất cả các lễ hội ở địa phương, thôn Plei Rbai đều tái hiện hoạt động giã gạo để lưu giữ và quảng bá nét đẹp sinh hoạt thường nhật. Vì thế, nhịp chày giã gạo ở Plei Rbai cứ đều đặn ngân xa qua bao đời.

Trong tất cả các lễ hội ở địa phương, thôn Plei Rbai đều tái hiện hoạt động giã gạo để lưu giữ và quảng bá nét đẹp sinh hoạt thường nhật. Vì thế, nhịp chày giã gạo ở Plei Rbai cứ đều đặn ngân xa qua bao đời.

Có thể bạn quan tâm

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.