Nhiều chương trình hấp dẫn ở lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Trong khuôn khổ của tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2023, UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức nhiều chương trình đặc sắc. Du khách đến với lễ hội không chỉ được thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vỹ của núi lửa với sắc vàng dã quỳ, mà còn có cơ hội khám phá những di sản về văn hóa của người dân bản địa.

Trong tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya, các hoạt động trọng điểm sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 10-11 đến 12-11) tập trung ở làng Ia Gri, khu vực núi lửa và một số địa điểm khác tại xã Chư Đang Ya và xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh). Một hoạt động không thể thiếu đó là màn diễu hành trình diễn cồng chiêng với hàng trăm “nghệ sĩ” của các buôn làng. Từ 16 giờ 10-11, các đoàn diễu hành sẽ trình diễn cồng chiêng, múa xoang, phụ họa hóa trang di chuyển từ nhà rông của làng Ia Gri vòng quanh chân núi lửa Chư Đang Ya, sau đó tập kết tại địa điểm ban đầu để sẵn sàng cho lễ khai mạc diễn ra lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày.

Nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn sẽ diễn ra ở khu vực núi lửa Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn sẽ diễn ra ở khu vực núi lửa Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Trong suốt 3 ngày trọng tâm của tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya, các nghệ nhân huyện Chư Păh sẽ trình diễn đan gùi, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, chế tác nhạc cụ dân tộc, các vật dụng phục vụ sinh hoạt của dân tộc Jrai, Bahnar…để phục vụ du khách. Đến lễ hội, du khách có dịp trải nghiệm trực tiếp đan gùi, dệt thổ cẩm...cùng các nghệ nhân.

Đặc biệt, trong ngày 11-11, UBND xã Chư Đang Ya chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Huyện đoàn và các cơ quan liên quan phục dựng nguyên bản nghi lễ “Cúng lúa mới” tại sân nhà rông làng Ia Gri. Nghi lễ “Cúng lúa mới” được người Jrai xem là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Đây là nghi lễ mà các gia đình và cộng đồng tổ chức để tạ ơn các thần linh đã phù hộ một mùa bội thu, những hạt lúa óng vàng. Đồng thời cũng là dịp để từng gia đình, cộng đồng cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ cho họ trong mùa vụ tiếp theo được mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt...

Ông Nguyễn Minh Đức-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Păh cho biết: “Đây là năm đầu tiên chúng tôi tổ chức phục dựng nghi lễ này trong dịp lễ hội hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đăng Ya. Đây không chỉ là dịp để cộng đồng người Jrai trên địa bàn chung tay giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc, mà còn là cơ hội để du khách thập phương tiếp cận với bản sắc văn hóa đậm đà của người địa phương. Qua đó du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc, gần gũi trong cuộc sống đời thường của người Jrai ở Chư Đang Ya nói riêng và người dân Gia Lai nói chung”.

Dã quỳ bắt đầu nở vàng dưới chân núi Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Dã quỳ bắt đầu nở vàng dưới chân núi Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Cũng theo ông Đức, một trong những hoạt động lần đầu tiên được tổ chức ở năm nay là chương trình biểu diễn với chủ đề “Sống động nhịp điệu giã gạo”. Các xã, thị trấn của huyện sẽ cử các nghệ nhân chia thành từng đội để giã 5 kg gạo. Từ 16 giờ đến 21 giờ ngày 11-11, tại nhà rông làng Ia Gri sẽ diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên” với sự tham gia của các câu lạc bộ, ban nhạc, các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.

Để tạo sự sôi động với du khách, Ban tổ chức sẽ tổ chức cuộc thi về các môn thể thao truyền thống như: đẩy gậy, chạy cà kheo, kéo co, nhảy bao bố, leo núi cũng như các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, bịt mắt bắt vịt, đi xe đạp chậm…Đây là cuộc thi không chỉ giữa các xã, thị trấn của huyện, mà còn là dịp để du khách được tham gia tranh tài các môn thể thao, các trò chơi mang đậm sắc màu của người dân Tây Nguyên.

Nhiều dịch vụ sẵn sàng chào đón du khách ở chân núi Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Nhiều dịch vụ sẵn sàng chào đón du khách ở chân núi Chư Đang Ya. Ảnh: Bi Ly

Một trong những hoạt động không thể thiếu của lễ hội năm nay đó là quầy trưng bày hàng lưu niệm, đặc sản địa phương. Cụ thể, quầy hàng nông sản đặc trưng của địa phương như: cà phê, hồ tiêu, chuối rừng, rượu ghè, măng khô, rau sạch, cá thát lát sông Sê San; quầy hàng các sản phẩm của thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp, các sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện như: nấm, mật ong. Các sản phẩm nông nghiệp địa phương, các sản phẩm đặc sản của Chư Đang Ya: miến dong riềng, bột dong riềng, khoai lang Chư Đang Ya và các sản phẩm chế biến từ khoai lang như khoai lang chiên, nướng, sấy, luộc; món ăn đặc sản của địa phương: cơm lam, gà nướng, rượu ghè, lá mì, cà đắng, thịt nướng...nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, ăn uống của du khách.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng có khu vực trưng bày những bức ảnh ghi lại nét đẹp văn hóa truyền thống, lễ hội, tín ngưỡng, cảnh quan thiên nhiên, con người, món ngon, đặc sản ẩm thực, các điểm du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Chư Păh; tượng gỗ dân gian, nhạc cụ dân tộc truyền thống được tạo ra từ bàn tay của các nghệ nhân người Jrai, Bahnar tại Chư Păh; những tác phẩm văn hóa, lịch sử, sách hay về Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên

(GLO)-

Văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn là một miền mơ tưởng bởi hội tụ nhiều giá trị với những mảng màu rực rỡ. Tinh hoa văn hóa ấy đã được cộng đồng các dân tộc giới thiệu đến bạn bè trong và ngoài nước tại Festival văn hóa cồng chiêng tại Gia Lai.

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

Hấp dẫn đường đua Gia Lai City Trail 2023

GLO- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023, giải chạy “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”diễn ra vào sáng 19-11 đã thu hút gần 4.000 vận động viên trong cả nước. Trong tiết trời se lạnh cùng cung đường tuyệt đẹp, giải đã lan tỏa thông điệp về một vùng đất thân thiện-một "Cao nguyên xanh vì sức khỏe".

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

Triển lãm ảnh và nhạc cụ dân tộc: Kết nối di sản và văn hóa

(GLO)-

Từ ngày 11 đến 19-11, Bảo tàng tỉnh tổ chức triển lãm ảnh chào mừng Tuần Văn hóa-Du lịch và Festival Văn hóa cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023; đồng thời trưng bày một số nhạc cụ độc đáo của các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất cao nguyên tại Phòng Trưng bày chuyên đề của đơn vị.

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

Mùa lễ hội đáng nhớ của Tây Nguyên

(GLO)- 

Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023 vừa khép lại nhưng âm vang vẫn còn đọng mãi trong lòng người dân tại chỗ và du khách gần xa khi đến với Pleiku. Nét độc đáo bản sắc, lòng mến khách, chân tình của mỗi người dân Tây Nguyên đã làm nên một mùa lễ hội đáng nhớ.

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

Ấn tượng cà phê Gia Lai trong lòng người mộ điệu

(GLO)-

Tuần Văn hóa-Du lịch năm 2023 với hàng loạt các sự kiện lớn, nhỏ đã chào đón hàng ngàn lượt du khách đến với Gia Lai. Cùng với rất nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú thì hương vị cà phê phố núi cũng là một trong những yếu tố gây ấn tượng với du khách trong và ngoài tỉnh.

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

Phong phú các hoạt động trải nghiệm nghề truyền thống

(GLO)- Không khí lễ hội tràn ngập trong khoảng sân trước Bảo tàng tỉnh Gia Lai suốt những ngày diễn ra Festival Văn hóa Cồng chiêng năm 2023. Không chỉ biểu diễn cồng chiêng, hòa tấu nhạc cụ,các hoạt động trình diễn nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng… cũng thu hút đông đảo du khách đến tham quan trải nghiệm.

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

Lễ mừng nhà mới của người Jrai ở Krông Pa

(GLO)-

Đoàn nghệ nhân của huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tái hiện nghi lễ cúng mừng nhà mới của người Jrai ngay tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Đây là một trong những hoạt động mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tại Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023.

Hiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

E-magazineHiến kế phát triển du lịch Tây Nguyên

(GLO)- Tây Nguyên từ xưa đến nay vẫn luôn giữ được sự quyến rũ của một “miền đất huyền ảo”. Đây cũng là địa bàn chiến lược của cả nước, có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch sinh thái và văn hóa. Để Tây Nguyên trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước là mục tiêu đặt ra tại hội thảo về phát triển bền vững du lịch sinh thái, du lịch văn hóa vừa diễn ra tại TP. Pleiku.

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

Trải nghiệm với nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian

(GLO)- Cùng với các hoạt động văn hóa hấp dẫn như trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm, đan lát, người dân và du khách gần xa còn được thưởng lãm, trải nghiệm cùng các nghệ nhân trình diễn tay nghề tạc tượng gỗ dân gian trong khuôn khổ Tuần văn hóa-du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023.
Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

Cô gái Jrai tự học tiếng Anh để làm “cầu nối” văn hóa

(GLO)- “Xin chào mọi người! Tôi là Nay H’Chuyên, 34 tuổi… Đây là Pleiku và festival cồng chiêng. Hãy đến xem tôi và mọi người ở đây biểu diễn”. Đó là lời tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh của nghệ nhân Nay H’Chuyên (huyện Chư Pưh) tại Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023.
Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

Tái hiện lễ cúng trưởng thành của người Ê Đê

(GLO)- Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai năm 2023, sáng 12-11, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, đoàn nghệ nhân dân tộc Ê Đê tỉnh Đak Lak đã thực hiện lễ cúng trưởng thành, giới thiệu tới cộng đồng các dân tộc và du khách nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.