Nhất dương chỉ ngón công phu kỳ bí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tôi giật mình vì lâu rồi mới gặp lại hình tượng Nhất dương chỉ. Điều lạ là biểu tượng trên tấm pa nô lớn của quán sinh tố trên đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhất dương chỉ gắn với nhân vật Nhất Đăng đại sư của nhà văn Kim Dung, và của thần cước Sáu Cường từ thập niên 30…
Từ trái sang, cố võ sư Kim Long, võ sư Kim Đình. Ảnh: Văn Chương

Từ trái sang, cố võ sư Kim Long, võ sư Kim Đình. Ảnh: Văn Chương

Tối ngày 2/8/2023, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ 8 năm 2023, tôi “ngược đường” tìm về những huyền tích trong làng võ như đi vào áng mây có các bậc tiền nhân về võ.

Đòn độc bí ẩn

Quán sinh tố, bánh xèo Kim Đình nằm sát tuyến đường ven biển nên khách luôn nhộn nhịp. Người ra kẻ vào nhưng dường như không mấy ai lưu tâm tới hình tượng Nhất dương chỉ bên Tam sơn. Trong bộ chỉ pháp, võ sư Diệp Bảo Sanh ở Bình Định đã ghi chép tỉ mỉ trong cuốn sách Long quyền, Hổ quyền xuất bản trước năm 1975 đã nhắc tới bộ chỉ pháp: Cương đao chỉ, Xà tín chỉ, Long tu chỉ, Giải giáp chỉ, Độc long chỉ… Nhất dương chỉ là đòn đánh điểm huyệt đạo đối phương, võ sĩ không cần tốn nhiều sức.

Nhất dương chỉ ở khu vực miền Trung từng được nhắc đến nhiều từ năm 1961-1965, khi võ sư Kim Sang từ miền Nam ra miền Trung và lưu lại Quảng Ngãi mở võ đường Kim Sang Sài Gòn. Võ đường này lập tức gây cơn sốt, vì người dân nói “Kim Sang chính là đệ tử của Sáu Cường”.

Kim Sang lĩnh hội đòn cước của Sáu Cường và khác biệt ở bộ mằn (thân pháp), cước pháp cương thì bộ mằn nhu và bộ mằn này làm cho thân pháp lướt nhanh, nhập nội hạ đối phương trong tích tắc. Biểu tượng của võ đường họ Kim là Nhất dương chỉ (sau này ông vào Khánh Hòa tiếp tục dạy võ và lưu lại môn phái Kim Sang Quyền cho tới bây giờ).

Cụ Đoàn Đốc, đệ tử của võ sư Bảo Truy Phong ở Quảng Ngãi kể lại, thập niên 60, đi đâu cũng nghe người dân kể chuyện về những nhân vật kiếm hiệp Tây Độc Âu Dương Phong, Lệnh Hồ Xung, Dương Quá, Quách Tĩnh,…Vì vậy biểu tượng Nhất dương chỉ của võ đường Kim Sang Sài Gòn đầy màu sắc huyền bí và hấp dẫn, vì nhân vật Nhất Đăng đại sư được Kim Dung viết là người tinh thông Phật lý, thượng thừa Nhất dương chỉ và Tiên thiên công, được xếp vào hàng Thiên hạ ngũ tuyệt.

Thời đó, trên võ đài ở các tỉnh miền Trung không hề nghe danh của võ sư Kim Sang. Thân thế và võ thuật của ông vẫn như đang ẩn trên 3 ngọn núi trong biểu tượng Nhất dương chỉ bên Tam sơn. Không ai hiểu vì sao võ sư lại không cho học trò lên đài thi đấu mà luôn giữ bí mật đòn thế đã dạy.

Biểu tượng Nhất dương chỉ bên tam sơn của môn phái Kim Sang Quyền

Biểu tượng Nhất dương chỉ bên tam sơn của môn phái Kim Sang Quyền

Biểu tượng bí truyền

Chủ nhân ngôi nhà có quán sinh tố, bánh xèo này là lão võ sư Kim Đình, năm nay 77 tuổi, có giọng nói chậm rãi. Ông không nhắc nhiều về chuyện võ, chỉ nói có mấy học trò hiện nay đang nối nghiệp, tiếc nuối về tuổi thơ có nhiều kỷ niệm nhưng đã đi qua. Tên tuổi của Kim Đình nổi tiếng từ năm 1990-1991 khi ông là huấn luyện viên cho các võ sĩ, còn trước đó ông thượng đài 19 trận và dấu vết của thời “đánh thoải mái, không có mũ bảo hiểm, không áo giáp…” đã “in vết” trên mặt của ông cho tới tận bây giờ.

Chiến thắng của thời hơn 30 năm trước vang dội, nhưng máu lửa võ kiểu thập niên 90 cũng khiến võ sĩ dễ bị dính trọng thương. Thời đó, các võ sĩ lên đài là xông vào tỷ thí hết cỡ, trừ vài trận được hai bên ngầm thỏa thuận giao hữu để nâng cao tay nghề cho võ sĩ mới, kéo dài thời gian để cho hết đêm thi đấu vì khán giả mua vé và ngồi chật trong sân.

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ 8 tháng 8/2023 tại Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Văn Chương

Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền lần thứ 8 tháng 8/2023 tại Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Văn Chương

Tôi muốn hiểu rõ hơn biểu tượng Nhất dương chỉ bên Tam sơn nên hôm sau quay trở lại. Khi mở hình máy tính và thấy tấm ảnh Nhất dương chỉ màu đen có đường viền vàng lấp lánh, lão võ sư nói những câu giống như “biểu tượng đã khớp, chúng ta nhận ra nhau”.

-Thầy của tôi, Kim Sang! Làm sao em có những tấm ảnh này?

Tôi hỏi về biểu tượng Nhất dương bên Tam sơn, ông không nói rõ. Ông dừng một hồi lâu rồi lại hỏi về những tấm ảnh. Tôi trả lời về việc cố võ sư Kim Long, một trong 3 môn đệ chân truyền của võ sư Kim Sang, thời còn sống ông đã chia sẻ lại những câu chuyện, tư liệu, đời tư của người thầy, trong đó có cả những trận tỷ thí giữa các sư phụ trên đất Quảng Ngãi.

Năm 1961, ngày thầy Kim Sang mở võ đường tại Quảng Ngãi, khi xác pháo còn rải đầy trước cửa thì thiên hạ đã ồn ào chuyện võ đường Kim Sang Sài Gòn không chọn biểu tượng rồng, hổ, báo, rắn, mèo… mà là đòn Nhất dương chỉ.

Ở Quảng Ngãi có võ sư Trịnh Quang Bích, trụ trì chùa Phước Sơn An cũng có bước tấn giống võ sư Kim Sang. Học trò của ông thụ đắc thành công quyền thuật và bùa năm ông sẽ được in 3 dấu chấm rất nhỏ trên cánh tay để ra đường gặp nhau sẽ nhận ra huynh đệ, đồng môn.

Võ sư ẩn danh

Tôi từng nghe cố võ sư Kim Long kể lại, thời đó do nhiều người thắc mắc về biểu tượng Nhất dương chỉ bên cạnh 3 ngọn núi và thầy Kim Sang đã giải thích rất ngắn gọn là tượng trưng cho đức, trí, nhẫn, dũng. Nhưng người đời cho rằng, sự giải thích đó vẫn chỉ là bề ngoài của điều gì đó ẩn chứa bên trong biểu tượng. Người dân Quảng Ngãi thời đó cho rằng, ông sinh ra ở tỉnh Trà Vinh, biểu tượng 3 ngọn núi này là 3 ngọn núi cao nhất ở Nam Bộ: núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh; Núi Chứa Chan ở tỉnh Đồng Nai và núi Bà Rá ở tỉnh Bình Phước. Đối với võ sĩ, núi tượng trưng cho nơi tu luyện võ thuật cho đến ngày hạ sơn, lưu lạc khắp thiên hạ để dạy võ, chống lại cái ác, giúp đỡ người yếu thế.

Các võ đường ở Quảng Ngãi đều cho học trò lên đài thi đấu, có khi chỉ học 4 tháng đã xỏ găng tỷ thí. Nhưng võ sư Kim Sang vẫn không cho học trò thượng đài nhiều năm sau đó. Sau năm 1975, ông mới bắt đầu chấp nhận cho võ sinh tham gia thượng đài. Có lần ông dẫn học trò ghé ra Quảng Ngãi thăm võ đường của học trò. Võ sĩ Kim Long gặp lại thầy và mạo muội hỏi, “thầy năm nay 63 tuổi rồi, thầy còn đường võ nào chưa dạy cho học trò thì mong thầy chỉ giáo”.

Võ sư Kim Sang chuyển sang thế tấn mà người đời hay nhắc về thần cước Sáu Cường, ông lướt đi rất êm, sang trái, sang phải rồi bất thần tung cú đá nhanh và mạnh tới mức học trò bay người vào góc nhà. Tới lúc đó người học trò là Kim Long mới nhận ra, thầy nhắc nhở phải cố gắng tôi luyện võ thuật và ông vẫn bí ẩn như ngón tay chỉ lên 3 ngọn núi cao.

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.