Nhật Bản phản ứng tàu sân bay Trung Quốc lần đầu đi vào vùng tiếp giáp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được cho là có lần đầu tiên đi vào vùng tiếp giáp quanh các đảo miền nam Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 18.9 thông báo tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, được hộ tống bởi hai tàu khu trục lớp Lữ Dương II, đã di chuyển theo hướng nam qua vùng biển giữa hai đảo Yonaguni và Iriomote (tỉnh Okinawa, Nhật Bản) từ ngày 17-18.9, theo AFP.

Tàu sân bay Liêu Ninh (trên cùng) và hai tàu khu trục Lữ Dương II của Trung Quốc đi qua gần Nhật Bản

Tàu sân bay Liêu Ninh (trên cùng) và hai tàu khu trục Lữ Dương II của Trung Quốc đi qua gần Nhật Bản

Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Trung Quốc được xác nhận đi qua khu vực này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố.

Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hiroshi Moriya cho biết Tokyo đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng với phía Bắc Kinh, miêu tả sự việc này là "hoàn toàn không thể chấp nhận từ góc độ môi trường an ninh của Nhật Bản và khu vực".

Đài NHK đưa tin rằng tàu sân bay đã đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, khu vực rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Theo luật quốc tế, các tàu nước ngoài được phép đi qua vùng tiếp giáp nhưng nước ven biển có thể thực hiện một số biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi trái phép.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói đang theo dõi tàu Liêu Ninh và phân tích mục đích động thái trên của tàu sân bay Trung Quốc.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố "các hoạt động liên quan của phía Trung Quốc tuân thủ luật trong nước và quốc tế".

Trước đó, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo đã phát hiện nhóm tàu nói trên di chuyển qua vùng biển phía đông hòn đảo này về hướng đảo Yonaguni, cách Đài Loan khoảng 110 km về hướng đông. Đài Loan nói đã phát hiện và cử lực lượng theo dõi.

Hồi tháng 8, Nhật Bản đã phản đối sau khi một máy bay do thám và một tàu khảo sát của Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm không phận và lãnh hải Tokyo.

Bình luận về từng vụ việc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng con tàu chỉ thực hiện quyền đi lại hợp pháp và khẳng định không có ý định xâm phạm không phận bất cứ nước nào.

Theo Vi Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu trên sóng truyền hình ngày 7-12. Ảnh: REUTERS

Đề xuất dự luật điều tra đặc biệt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol

(GLO)- Ngày 10-12, trong một cuộc họp kín của các nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền, ông Han Dong-hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền cho biết sẽ thúc đẩy dự luật riêng kêu gọi một cuộc điều tra đặc biệt đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol liên quan đến vụ thiết quân luật.

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

Lực lượng nổi dậy Myanmar chiếm căn cứ quân sự, bắt giữ một chuẩn tướng

(GLO)- Khuya 9/12, người phát ngôn lực lượng nổi dậy Quân đội Arakan (Myanmar) Khaing Thukha, tuyên bố tổ chức này đã chiếm được căn cứ quân sự lớn ở thị trấn Maungdaw (bang Rakhine), theo trang tin Mint. Chuẩn tướng quân đội Thurein Tun, chỉ huy căn cứ đã bị bắt khi đang tìm cách chạy thoát.

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

Tổng thống Hàn Quốc lâm vào đường cùng

(GLO)- Trong bối cảnh sức ép gia tăng sau nỗ lực ban bố thiết quân luật bất thành trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 6/12 cam kết lắng nghe và xem xét kỹ lưỡng những lo ngại của lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.

Bên trong Hội trường tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc. Ảnh YONHAP

Quốc hội Hàn Quốc xem xét kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

(GLO)- Sáng 5-12, bản kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có chữ ký của 191 nghị sĩ đối lập đã được đưa ra trước phiên họp Quốc hội nước này. Tuy nhiên, bản kiến nghị này không nhận được sự ủng hộ từ các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân của Tổng thống Yoon.