Nhập viện cấp cứu sau 30 phút ăn bọ cánh cứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 30 phút ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) chiên, anh N.Đ.T. (42 tuổi, sống tại Yên Bái) buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu phải nhập viện cấp cứu.

Nghe lời đồn ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) giúp tăng cường sinh lý, anh N.Đ.T. bắt về chiên ăn. Sau ăn 30 phút, anh T. buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu.

Anh T. phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bọ cánh cứng chiên. Người dân tuyệt đối không ăn bọ cánh cứng để phòng ngộ độc

Anh T. phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bọ cánh cứng chiên. Người dân tuyệt đối không ăn bọ cánh cứng để phòng ngộ độc

Gia đình đưa anh đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng mệt mỏi nhiều, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp.

Hiện sau 2 tuần điều trị hồi sức nội khoa tích cực, truyền dịch, giải độc không đặc hiệu, theo dõi sát chức năng các tạng, tình trạng bệnh của người đàn ông 42 tuổi đã ổn định, cải thiện triệu chứng yếu cơ tứ chi, chức năng thận về bình thường và được ra viện.

TS. bác sĩ Phạm Đăng Hải-phụ trách Chủ nhiệm khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sâu ban miêu (hay còn gọi là ban mao, ban manh, bọ cánh cứng) chứa chất độc Cantharidin. Biểu hiện ngộ độc Cantharidin ban đầu hình thành bọng nước ngoài da khi tiếp xúc, tiếp đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong.

“Với lời đồn không có căn cứ khoa học ăn sâu ban miêu giúp tăng cường sinh lý, nhiều cánh mày râu đã ăn loài côn trùng này, dẫn đến tình trạng ngộ độc”-TS. bác sĩ Phạm Đăng Hải cho biết.

Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại côn trùng lạ, khi mua rau củ quả, cần kiểm tra kỹ để không lẫn bọ cánh cứng (sâu ban miêu). Khi nghi ngờ bị ngộ độc bọ cánh cứng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Đi bộ càng nhiều, nguy cơ ung thư càng giảm

Đi bộ càng nhiều, nguy cơ ung thư càng giảm

(GLO)- Sau 6 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) đã công bố kết quả củng cố thêm lợi ích tuyệt vời của việc duy trì thói quen đi bộ. Bắt đầu từ 7.000 bước chân mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư có thể giảm tới 16%.

Gia Lai chủ động phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai chủ động phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết, qua thống kê trên địa bàn tỉnh hiện ghi nhận 4 ca bệnh Covid-19. Trước sự gia tăng trở lại của các ca mắc Covid-19, tỉnh Gia Lai đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch, không lơ là, chủ quan.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

(GLO)- Nhân dịp đoàn cán bộ cấp cao 3 tỉnh gồm: Preah Vihear, Stung Treng và Ratanakiri- Vương quốc Campuchia đến thăm, làm việc; chiều 23-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã tiếp và dẫn đoàn tham quan và thăm khám sức khoẻ tổng quát tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.