Theo báo cáo của WHO, trên toàn cầu, 23,5% thanh niên 15-19 tuổi đang sử dụng rượu. Con số này tại châu Âu là hơn 45% và ở châu Mỹ là gần 44%.
Theo WHO, mỗi năm có khoảng 2,6 triệu người tử vong do rượu |
Báo cáo cũng cho biết tổng mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người trên toàn thế giới giảm nhẹ. Cụ thể, nếu năm 2010 ở mức tiêu thụ 5,7 lít thì đến năm 2019 đã giảm xuống còn 5,5 lít rượu. Đồng thời, mức tiêu thụ này phân bố không đồng đều, hiện châu Âu tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất (9,2 lít), tiếp theo là châu Mỹ (7,5 lít). Các quốc gia có đa số người Hồi giáo ở Bắc Phi, Trung Đông và châu Á có mức tiêu thụ thấp nhất. Ngoài ra, hơn một nửa dân số thế giới trên 15 tuổi kiêng rượu hoàn toàn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mặc dù tỷ lệ tử vong đã giảm nhẹ trong những năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Theo thống kê mới nhất vào năm 2019, khoảng 2,6 triệu ca tử vong do uống rượu, chiếm 4,7% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới trong năm đó. Gần 3/4 số ca này là nam giới; độ tuổi có tỷ lệ tử vong do rượu cao nhất trong năm 2019 là 20-39 tuổi (chiếm 13%).
1 ca ngộ độc rượu phải lọc máu
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus-Tổng Giám đốc WHO-cho biết: “Việc sử dụng rượu gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tình trạng sức khỏe tâm thần và dẫn đến hàng triệu ca tử vong lẽ ra có thể phòng ngừa được mỗi năm”.
Uống rượu quá mức cũng dễ dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe xấu, bao gồm xơ gan và một số bệnh ung thư. Lạm dụng rượu cũng khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, HIV và viêm phổi.
Trong báo cáo của WHO, trong số 2,6 triệu người chết, có 474.000 người tử vong do bệnh tim mạch, 401.000 người tử vong do ung thư và 724.000 người tử vong do chấn thương, bao gồm tai nạn giao thông và tự gây thương tích.