Cách uống rượu bia ít độc hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do tính chất công việc nhiều người thường xuyên phải uống bia rượu, vậy đâu là cách uống rượu bia ít độc hại nhất?

Việc sử dụng đồ uống nhìn chung là không tốt, dù tiêu thụ trong mức được khuyến cáo, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng.

Một số cách có thể giảm bớt độc hại của rượu bia, gồm uống không quá liều lượng, ăn trước và trong khi uống, uống nhiều nước sau khi uống rượu hoặc uống bia 0 độ.

Mỗi ngày nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Việc sử dụng đồ uống có cồn về cơ bản đều không tốt. (Ảnh minh hoạ)

Việc sử dụng đồ uống có cồn về cơ bản đều không tốt. (Ảnh minh hoạ)

Uống rượu khi đói dễ khiến bạn say bởi axit trong dạ dày tăng kích thích hơn, dễ làm tổn thương niêm mạc, lâu dài ảnh hưởng dạ dày, đại tràng, gan. Do đó, bạn nên ăn vài lát bánh mì, bánh quy giòn từ ngũ cốc nguyên hạt để giảm nôn và giảm khả năng hấp thụ nồng độ cồn vào máu.

Sau khi uống rượu, cách để đào thải cồn nhanh ra khỏi cơ thể là uống nhiều nước bởi nước sẽ hòa loãng chất cồn. Ngoài ra, nên uống thêm nước chanh, cam, gừng mật ong, dừa, mía, trà hoặc ăn những thực phẩm có tác dụng tương tự như cải xanh, củ cải.

Sau khi sử dụng rượu bia, bạn cần tránh đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh vì có thể bị nhiễm lạnh do mạch máu dưới da bị giãn, tăng thoát nhiệt. Lúc này, người uống rượu thường lơ mơ, mất kiểm soát, mạch máu nhanh chóng co lại, dẫn đến cơn tăng huyết áp.

Trường hợp nặng, có tiền sử tăng huyết áp, dị dạng có thể bị đột quỵ. Người cơ địa yếu, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Thực tế, nhiều loại bia quảng cáo là 0 độ cồn nhưng vẫn chứa khoảng 0,5%. Cách này sẽ khiến nồng độ cồn trong cơ thể ở ngưỡng thấp, giảm độc hại hơn. Tất nhiên, nếu bạn tham gia giao thông, bị cảnh sát yêu cầu dừng lại thổi nồng độ cồn bằng máy đo chuyên dụng thì kết quả có thể dương tính và vi phạm.

Việc sử dụng đồ uống có cồn về cơ bản đều không tốt, dù uống trong mức được khuyến cáo. Uống bia rượu liên tục khiến gan, thận, hoạt động quá mức, gây quá tải, ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.