Nhân viên văn phòng cần vận động bao lâu mỗi ngày?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tin vui là nghiên cứu mới nhất cho biết, những người phải ngồi suốt ngày, chỉ cần vận động ít thôi là đã đủ để bù đắp cho tác hại của việc ngồi nhiều.

 

Shutterstock
Shutterstock



Nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, cho thấy khoảng 20 - 40 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, có thể loại bỏ hầu hết các rủi ro sức khỏe do việc ngồi nhiều, theo The Epoch Times.


Mặc dù ai cũng biết vận động thì tốt hơn so với ngồi, nhưng cần vận động bao nhiêu thì đủ để bù đắp tác hại của việc ngồi nhiều, lại còn khá mơ hồ.

Đây chính là mục tiêu của nghiên cứu với 150.000 người từ 45 tuổi trở lên, do đại học Sydney, (Úc) thực hiện trong gần 9 năm.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa ngồi và hoạt động thể chất với tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tử vong do bệnh tim mạch như bệnh tim và đột quỵ, trong suốt thời gian nghiên cứu.

Sau đó, các tác giả ước tính mức độ hoạt động thể chất vừa phải và mạnh mẽ, đủ để bù đắp cho những rủi ro về sức khỏe do ngồi nhiều.

Hoạt động bù đắp này đòi hỏi có cố gắng để có cảm giác hơi khó thở, như đi bộ nhanh, đạp xe, chơi thể thao hoặc chạy bộ.

Tin tuyệt vời cho những người ngồi nhiều, kể cả nhân viên văn phòng - ít vận động, là thời gian vận động cần thiết đủ để bù đắp cho tác hại của việc ngồi nhiều, chỉ là 20 phút mỗi ngày.

Kết quả cho thấy chỉ cần 20 - 40 phút vận động mỗi ngày - tương đương với 150 - 300 phút mỗi tuần - đã có thể loại bỏ hầu hết các rủi ro do việc ngồi nhiều.
Những người ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày, nhưng nếu vận động ít hơn 20 phút mỗi ngày, có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 44 - 60% so với nhóm tối ưu. Nhóm tối ưu là nhóm có hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ và ngồi ít hơn 4 giờ mỗi ngày.

Với những người hoàn toàn không vận động và ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày, nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp đôi (tăng 107%) so với những người ở nhóm tối ưu.

Các nhà nghiên cứu cũng đã tính toán hiệu quả của việc thay thế 1 giờ ngồi bằng động tác đứng, đi bộ và hoạt động thể chất vừa phải và mạnh mẽ.

Kết quả cho thấy trong số những người ngồi nhiều - hơn 6 giờ một ngày, nếu thay thế 1 giờ ngồi bằng hoạt động thể chất vừa phải như làm vườn và làm việc nhà nặng nhọc, đã giảm 20% tử vong do bệnh tim mạch.


Nhưng nếu thay thế bằng vận động mạnh mẽ như bơi lội, thể dục nhịp điệu và quần vợt, lợi ích mang lại lớn hơn nhiều, giảm đến 64% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Đối với những người ngồi nhiều, dành một ít thời gian để vận động mạnh mẽ sẽ tốt hơn là vận động vừa phải, và vận động vừa phải hoặc đi bộ vẫn tốt hơn là chỉ đứng. Nghĩa là vận động càng mạnh mẽ càng có hiệu quả bù đắp cho tác hại của việc ngồi nhiều.

Đối với những người phải ngồi nhiều, tìm cách giảm bớt thời gian ngồi sẽ là một khởi đầu tốt. Đồng thời, tập thói quen vận động hằng ngày bất cứ khi nào có thể.

Đi bộ nhanh hoặc đạp xe đi làm hoặc đi cầu thang là những cách tuyệt vời để vận động mà không mất nhiều thời gian.

Thiên Lan (thanhnien/theo The Epoch Times)
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.