Nhân giống hoa cúc Đà Lạt ở xứ nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm 2013, ông Ngô Quốc Hưng (40 tuổi, ở thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng, H.Tuy Phước, Bình Định) thử nghiệm đưa 100.000 cây giống cúc pha lê và đại đóa đã cấy mô từ Đà Lạt về nhân giống.
 Vườn hoa cúc giống của ông HưngTổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ đạo xử lý tình trạng tham nhũng vặt
Vườn hoa cúc giống của ông Hưng
Từ xứ lạnh về xứ nóng, chăm cho hoa phát triển phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu địa phương là một quá trình dài nhưng với sự cần cù, quyết tâm và có kiến thức chuyên ngành, lại chịu khó học hỏi, ông Hưng đã thành công. Năm 2014, ông tăng lên 500.000 cây, năm 2015 hơn 1 triệu cây, năm 2016 hơn 2,2 triệu cây, năm 2017 tăng lên 3,2 triệu cây và năm 2018 này đã tiêu thụ trên 5 triệu cây giống hoa cúc, doanh thu hơn 1 tỉ đồng.
Ông Hưng cho biết, ông tốt nghiệp 2 đại học Giao thông vận tải và Nông Lâm TP.HCM nhưng không đi làm cho nhà nước hay một doanh nghiệp nào, mà mang kiến thức học được về phụ giúp gia đình làm kinh tế vườn. Mãi đến năm 2013 ông mới tìm hiểu các giống hoa rồi mua về trồng thử, trong đó có giống hoa cúc pha lê và đại đóa rồi nhân giống bán cho bà con trong xã có nhu cầu.
“Từ vài trăm mét vuông giờ tôi phát triển lên 7.000 m2 trồng hoa cúc giống, cung ứng cho hơn 500 khách hàng ở trong và ngoài tỉnh”, ông Hưng nói và cho biết thêm: “Hiện tại giống hoa cúc do tôi sản xuất cung không đủ cầu, nên phải từ chối khá nhiều hợp đồng. Qua vụ hoa tết 2019 tới đây, tôi sẽ mở rộng diện tích lên trên 10.000 m2”.
Tham quan vườn hoa cúc giống 7.000 m2 của ông Hưng mới thấy được công sức mà ông đã bỏ ra trong 6 năm qua. Các luống hoa cúc giống trải dài thẳng tắp và hằng ngày không dưới 10 lao động làm việc, lúc cao điểm có tới 30 lao động làm việc (1 lao động được bao ăn, trả công 3,6 triệu đồng/tháng). Vườn được trang bị đèn điện thắp sáng ban đêm, sử dụng nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và hệ thống tưới nước tự động điều khiển từ xa, nên dù ông Hưng có việc đi đâu, chỉ thao tác qua điện thoại là các hệ thống tưới tự hoạt động nhịp nhàng.
Ông Lê Thanh Tùng (55 tuổi, ngụ thôn Bắc Thuận, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định), một trong nhiều khách hàng của ông Hưng, nhận xét: “3 năm rồi tôi mua hoa cúc giống của vườn nhà ông Hưng về trồng để bán tết. Năm 2018 trồng 300 chậu bán thu lãi 20 triệu đồng. Vụ hoa tết 2019 này tôi mua 25.000 cây giống cúc pha lê. Hoa cúc giống của ông Hưng cung cấp ít mầm bệnh, phát triển tốt, phù hợp khí hậu thổ nhưỡng vùng mình, hoa nở đều, màu sắc rực rỡ, bán rất được giá”.
Minh Lê (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.