Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Với người Bahnar ở làng Kon Băh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), nhà rông như thể một trái tim mà dẫu có đi đâu họ cũng luôn hướng về. Nhưng niềm tự hào ấy bỗng chốc đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.
(GLO)- Những mái nhà rông ở phố núi Pleiku không chỉ là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương mà còn là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.
(GLO)- Đối với người Tây Nguyên, tiếng trống đã trở thành thanh âm cội nguồn, không tách rời khỏi đời sống văn hóa tinh thần của cư dân nơi núi rừng Trường Sơn. Vì vậy, việc bảo tồn các loại trống da trong cộng đồng Bahnar, Jrai được thực hiện với những cách thức rất đặc biệt.
Nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh liêng vừa rất gần gũi với mỗi người Bahnar ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Cộng đồng cũng luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống
(GLO)- Tượng gỗ dân gian cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã góp phần định vị bản sắc văn hóa vùng đất Pleiku. Không chỉ có một vị trí đặc biệt trong văn hóa tâm linh nơi nhà mồ hay nhà rông, ngày nay, tượng gỗ đã có mặt khắp nơi, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Phố núi.
(GLO)- Giá trị văn hóa giàu có và độc đáo của cha ông đã được cộng đồng người Bahnar ở làng Kon Măh (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) gìn giữ, tiếp nối và trường tồn với thời gian.
(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.
(GLO)- Chiều 7-12, ông Nguyễn Văn Dũng-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) có buổi đối thoại trực tiếp với 132 thanh niên của huyện về chủ đề “Thanh niên Kbang tiên phong chuyển đổi số”.
(GLO)- Với lợi thế có nhiều thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà và có sự đa dạng, độc đáo về bản sắc văn hóa, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã có nhiều giải pháp nhằm hướng đến phát triển du lịch xanh gắn với khai thác các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.
(GLO)- Từng sợi chỉ mong manh qua đôi tay khéo léo của chị em phụ nữ Bahnar, Jrai đã trở thành những tấm thổ cẩm với đường nét hoa văn tinh xảo, đẹp mắt. Không chỉ đơn giản là một sản phẩm may mặc thông thường, mỗi tấm thổ cẩm đều mang cho mình những câu chuyện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống tộc người được truyền lưu ngàn đời.
(GLO)- Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Tỉnh Đoàn Gia Lai khánh thành công trình “Di dời và phục dựng nhà rông thanh niên”; Krông Pa hướng dẫn quy trình đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; Tập huấn quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Rau Đak Pơ”; Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn; 100% học viên Lào tập huấn về lĩnh vực nông nghiệp đạt khá, giỏi; Cảnh sát Môi trường đã lấy mẫu nước thải của Công ty TNHH Hải Phong.
(GLO)- Đội văn nghệ xung kích Công an tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Công an xã Chư A Thai, Công an huyện Phú Thiện tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tặng quà đồng bào có hoàn cảnh khó khăn và phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Chương trình thu hút trên 400 lượt người dân tham dự.
(GLO)- Sáng 22-8, Huyện Đoàn Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) trao tủ sách cộng đồng, hỗ trợ 80 trụ bê tông làm hàng rào nhà rông của thôn và tặng 30 suất quà là cặp sách và vở cho các hộ đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Plei Trớ (xã Chư A Thai) với tổng kinh phí 10 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa.
Công trình nhà rông tiền tỉ tại xã Đăk Tờ Re (H.Kon Rẫy, Kon Tum) vừa bị hai cháu bé nghịch lửa, đốt trụi.
Ngày 26.11, UBND xã Đăk Tờ Re (H.Kon Rẫy, Kon Tum) cho biết đã có báo cáo nhanh vụ việc nhà rông thôn Đăk Puih bị thiêu rụi.
Trời chợt nắng, chợt mưa. Mặc cho tiết trời “đỏng đảnh“, hơn 100 người dân làng Kon Nhên (xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy) vẫn không ngơi tay, hăng hái chẻ tre, chặt mây, xếp lá, lợp mái nhà rông - “trái tim“ của làng.
(GLO)- Hoa văn, họa tiết trang trí trên nhà rông, nhà mồ, trang phục, gùi và dụng cụ khác của các dân tộc bản địa Tây Nguyên là sản phẩm một quá trình sáng tạo mang tính thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với vùng đất bazan đa sắc tộc này.
(GLO)- Từ bao đời nay, nhà rông vẫn luôn là biểu tượng cho ý chí, niềm tin và sức mạnh trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) nói riêng. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, những mái nhà rông truyền thống còn là nơi hội tụ tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian đặc trưng của mỗi ngôi làng.
(GLO)- Những năm qua, đồng bào Bahnar ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) chung tay đóng góp kinh phí và ngày công để trùng tu, xây dựng nhiều nhà rông khang trang, to đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở cơ sở.
Hồi niên thiếu, đọc những tác phẩm văn chương về đại ngàn Tây Nguyên, một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hình ảnh các vị già làng khả kính. Hình bóng họ hiện lên lừng lững giữa buôn làng. Ðầu đội mũ giắt lông chim quý, miệng ngậm tẩu thuốc, gương mặt quắc thước, già ngồi oai vệ giữa trung tâm nhà rông…